Giới thiệu sách
Bách Gia Tranh Minh - Liệt Tử Dương Tử
Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, các học phái đua nhau nổi lên, học phái nào cũng bày tỏ chính kiến, tranh biện lẫn nhau, sử gọi là “bách gia tranh minh” Đây là thời kì chứng kiến sự mở rộng to lớn về văn hóa và tri thức ở Trung Quốc; nó đã ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ trong khu vực châu Á mà toàn thế giới cho đến ngày nay. Học phái tương đối có ảnh hưởng lúc bấy giờ có:Nho,Mặc, Đạo, Pháp, Âm dương... Những học phái này gắn liền với tên tuổi của những Khổng Tử, Mạnh Tử, Mặc Tử, Lão Tử, Hàn Phi Tử...
Ở Trung Hoa, cuốn Liệt Tử được tôn xưng là một cuốn kinh: Xung hư chân kinh (xung hư Có nghĩa là hư không). Cuốn này được đặt ngang hàng với Đạo Đức kinh, Nam Hoa kinh, Thi kinh... và Liệt Ngự Khấu (tức Liệt Tử) được đứng chung với các triết gia lớn nhất thời Xuân Thu Chiến Quốc như Khổng Khâu, Lão Đam, Trang Chu... Triết thuyết của ông chủ trương vô vi, hư tĩnh, hòa đồng với vạn vật, trong nhân sinh, bình dân, không quan tâm với những cái siêu hình óc người không hiểu nổi, có phần lạc quan chứ không bị quan, có phần tích cực chứ không tiêu cực. Nó gần đạo Lão, mà cách phô diễn lại gần Trang. Không chê Khổng Tử, nhưng có chỗ lại cơ hồ chịu ảnh hưởng của Mặc Tử. Có thể khẳng định, Liệt là gạch nối giữa Lão và Trang.
Còn Dương Chu (tức Dương Tử) với triết thuyết quý sinh, dưỡng sinh: mai danh, ở ẩn, không cho ai biết tới mình, cứ thỏa mãn thị hiếu tự nhiên, theo mệnh trời, chỉ có mục đích sống là tìm một hạnh phúc tự nhiên, giản dị.
Thông tin tác giả Nguyễn Hiến Lê
Sinh (ngày 20 tháng 11 năm 1912 – ngày 22 tháng 12 năm 1984) là nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập Việt Nam, có 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế, v.v. Trong hồi ký, Nguyễn Hiến Lê viết: "...Tôi sinh ngày 20 tháng 11 ta, giờ Dậu, năm Tân Hợi (nhằm ngày 8 tháng 1 năm 1912). Đổi ra bát tự để lấy lá số Tử Bình hay Hà Lạc thì tôi sinh năm Tân Hợi, tháng canh tý, ngày Quý Mùi, giờ Tân Dậu".
Nguyễn Hiến Lê quê ở làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Phú Phương, huyện Ba Vì, Hà Nội). Thân phụ ông tên Nguyễn Văn Bí, hiệu Đặc Như, là con trai út của một nhà Nho. Thân mẫu ông tên Sâm, làng Hạ Đình (nay là phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Xuất thân từ một gia đình nhà Nho, ông học tại Hà Nội, trước ở trường Yên Phụ, sau lên trường Bưởi. Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Công chính Hà Nội rồi vào làm việc tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu quãng đời nửa thế kỷ gắn bó với Nam bộ, gắn bó với Hòn ngọc Viễn Đông. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông thôi làm ở sở, đi dạy học ở Long Xuyên. Năm 1952 chuyển lên Sài Gòn mở nhà xuất bản và biên dịch sách, sáng tác, viết báo. Những năm trước 1975 và cả trong thời gian sau này, Nguyễn Hiến Lê luôn là một cây bút có tiếng, viết miệt mài và là một nhân cách lớn.
Trong đời cầm bút của mình, đến trước khi mất, ông đã xuất bản được hơn một trăm bộ sách, về nhiều lĩnh vực: văn học, ngôn ngữ học, triết học, tiểu luận phê bình, giáo dục, chính trị, kinh tế, gương danh nhân, du ký, dịch tiểu thuyết, học làm người... Tính ra, số bộ sách của ông được xuất bản gần gấp 1,5 lần số tuổi của ông và tính từ năm ông bắt đầu có sách in (đầu thập niên 1950), trung bình mỗi năm ông hoàn thành ba bộ sách với 800 trang bản thảo có giá trị gửi tới người đọc.
Sách Bách Gia Tranh Minh - Liệt Tử Dương Tử của tác giả Nguyễn Hiến Lê, có bán tại Sách Khai Trí với ưu đãi Bao sách miễn phí