Bàn về Giáo dục Việt Nam trước và sau 1975

Bàn về Giáo dục Việt Nam trước và sau 1975
Bàn về Giáo dục Việt Nam trước và sau 1975
  • Giá bán: 170.100 ₫ 189.000 ₫
  • Tiết kiệm: 18.900 ₫-10%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại Sách Khai Trí

  1. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)
  2. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM và 300.000đ ở Tỉnh/Thành khác  Xem chi tiết
Hết hàng. Quý Khách quan tâm có thể để lại email, Neta sẽ thông báo khi có hàng.
THÔNG BÁO KHI CÓ HÀNG
100% Sách thật
Đổi trả miễn phí nếu hàng lỗi

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Giới thiệu sách Bàn về Giáo dục Việt Nam trước và sau 1975

Tác giả Trần Văn Chánh là người đã tham gia trực tiếp vào hệ thống giáo dục của Miền Nam Việt Nam và vẫn đau đáu với nền giáo dục của nước nhà cho đến hiện nay. Đây là tác phẩm tập hợp những bài viết ra đời trong những khoảng thời gian khác nhau của ông, mang đến cho bạn đọc góc nhìn từ một người "trong cuộc" về hai nền giáo dục Việt Nam ở hai thời điểm, hai hoàn cảnh xã hội khác nhau...

Tuy có những khác biệt với quan điểm chính thống, nhưng cuốn sách đáng giá về giá trị lịch sử và gợi mở về những cách thức tư duy đa chiều mà chúng ta nên tiếp cận khi ngay bây giờ nền giáo dục đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới những giá trị nhân bản phổ quát của nhân loại.

Mượn vài lời của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chúng tôi muốn giới thiệu về một điểm tích cực của giáo dục miền Nam trước đây đã làm tốt, đó là tính khai phóng. Ông chia sẻ:

“Về tính khai phóng

...Mở Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng (Khai trí, S.1975), thấy ghi khai phóng tức mở mang và buông thả, ý nói làm cho tốt đẹp hơn; không kìm giữ, mà trái lại, muốn giúp đỡ cho tiến xa hơn.

Thoạt đầu tôi thấy là trong một mức độ nào đó, khai phóng có vẻ gần với khái niệm hiện đại tiên tiến của miền Bắc, mấy chữ này thường dùng cả trong kinh tế lẫn giáo dục.

Về sau đặt khai phóng vào cái nền chung của các nguyên tắc căn bản của GDMN (Giáo dục Miền Nam, tôi mới hiểu khai phóng gần với khái niệm cơ bản của nhân học hiện đại là tự do – và do đó quá mới mẻ với chúng tôi.

Trong cuốn “Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới”, do tổ chức Unesco bảo trợ biên soạn và chi phí xuất bản (bản dịch tiếng Việt của nxb Thế giới, H. 2004), phần viết về Thái Nguyên Bồi (1868-1940), có đoạn dẫn lại mấy ý của vị Hiệu trưởng sáng lập Đại học Bắc Kinh có liên quan tới phương hướng phát triển giáo dục của nước Trung Hoa thế kỷ XX:

“Chúng ta phải được tự do tư tưởng và tự do ngôn luận và không để cho một trường phái triết học hay bất kỳ một loại hình tôn giáo nào giam hãm tư tưởng chúng ta. Trái lại chúng ta phải hướng tới những tư tưởng cao cả mang tính nhân loại, những tư tưởng sẽ tồn tại mãi, bất kể không gian và thời gian. Đó là nền giáo dục xứng đáng với tên gọi nền giáo dục toàn cầu.” (sđd, tr.138)

...Tinh thần khai phóng như vậy đã trở thành một khía cạnh chủ yếu của quan niệm nhân bản như trên đã nói...

Các nhà GDMN từng hào hứng nói về xu thế hội nhập đến rất sớm của mình. Cách nói của Nguyễn Thanh Liêm:

“Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới."

là theo tinh thần khai phóng vừa nói.”
Sách Bàn về Giáo dục Việt Nam trước và sau 1975 của tác giả Trần Văn Chánh, có bán tại Sách Khai Trí với ưu đãi Bao sách miễn phí
Phần 1: Trước năm 1975
- Giáo dục miền Nam Việt Nam 1954-1975 trên con đường xây dựng và phát triển
- Chương trình giáo dục và sách giáo khoa miền Nam 1954-1975
- Giáo dục tư nhân trước năm 1975 qua bản quy chế tư thục
- Những bài học thuộc lòng một thứ văn chương Tiểu học của miền Nam trước đây

Phần 2: Sau năm 1975
- Sức ì của ngành giáo dục là do đâu?
- Chính trị với văn hóa - giáo dục
- Xây dựng một môi trường giáo dục nhân bản
- Có cần một triết lý định hướng cho giáo dục?
- Cải cách giáo dục hướng về thế kỷ XXI
- Mấy vấn đề cải cách giáo dục hiện nay
- Lại bàn về triết lý giáo dục Việt Nam
- Khía cạnh luật pháp và đạo đức của vấn đề xã hội hóa giáo dục
- Bệnh giả dối và cải cách giáo dục
- Tình trạng bát nháo trong kinh doanh giáo dục
- Lại chuyện sách giáo khoa!
- Về tình trạng rối rắm của sách giáo khoa
- Lại sốc việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa
- Hai mươi năm cải cách chữ viết
- Đưa tiếng Anh vào bậc Tiểu học: mấy vấn đề cân nhắc
- Mấy ý kiến về bộ sách giáo khoa môn Văn của nhóm Cánh Buồm
- Hàng ngàn điểm 0 là bình thường!
- Áp lực thi cử trong nền giáo dục thi cử
- Để trẻ em chết đuối nhiều quá!
- Đi học không còn là niềm vui
- Từ hiện tượng nữ sinh chửi thề-văng tục
- Hầu hết đã cho con đi học nước ngoài
- Thêm một tiếng kêu lớn cho hiện trạng giáo dục Việt Nam
- Tìm định hướng mới cho nền giáo dục hôm nay

ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ

Hãy đánh giá Bàn về Giáo dục Việt Nam trước và sau 1975 để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!

Bàn về Giáo dục Việt Nam trước và sau 1975

Bàn về Giáo dục Việt Nam trước và sau 1975

Giá bán tại NetaBooks: 170.100 ₫ 189.000 ₫
Tiết kiệm: 18.900 ₫-10%
0/5
(0 nhận xét)
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi
 

HƠN 21.000 TỰA SÁCH HAY

Tuyển chọn bởi sachkhaitri.com

 

MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

ĐỔI TRẢ NHANH CHÓNG

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng