Giới thiệu sách
Biến Đổi Của Công Giáo Đối Với Phát Triển Xã Hội Ở Việt Nam Hiện Nay
Đa số các nhà khoa học xã hội, các sử gia, và các lãnh tụ giáo hội ở thế giới phương Tây, nhất là các nhà tư tưởng lớn ở thế kỷ XIX như Auguste Comte, Herbert Spencer, Emile Durkhem, Max Weber, Karl Marx và Sigmund Freud, Peter Berger, đều kết luận “Thuyết thế tục hóa về sự suy giảm vai trò của tôn giáo đặt cơ sở trên hai luận điểm chính. Một là sự hình thành một thế giới quan duy lý dẫn đến sự xói mòn niềm tin tôn giáo. Hai là sự chuyên biệt hóa chức năng xã hội trong xã hội công nghiệp hóa dẫn đến sự suy yếu chức năng của các tổ chức tôn giáo đối với đời sống xã hội và tiếp theo sau là sự suy yếu của chính tôn giáo”.
Tác giả Peter Berger lại cho biết tình trạng đa nguyên tôn giáo làm giảm sức sống của tôn giáo vì có ảnh hưởng không tốt đến tính hợp lý của nó. Bởi khi xuất hiện đa nguyên tôn giáo, mỗi một tôn giáo khác nhau đều có những cách giải thích khác nhau về thế giới, về chân lý, về giá trị Hậu quả là sự nghi ngờ gia tăng, sức thuyết phục của tín lý bị giảm dần, và mức độ tham gia vào tôn giáo cũng giảm theo'. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quá trình sụt giảm niềm tin tôn giáo hay xu hướng cá thể hóa niềm tin tôn giáo là nguyên nhân chính của thế tục hóa.
Trong khi đó tác giả Đỗ Quang Hưng cũng cho rằng “xu hướng cá thể hóa niềm tin tôn giáo” là xu hướng có tính cốt lõi của sự chuyển đổi tôn giáo mà theo tác giả Trương Văn Chung thì khái niệm chuyển đổi tôn giáo là một hình thức đặc thù của biến đổi tôn giáo và chuyển đổi tôn giáo nằm trong khái niệm biến đổi tôn giáo.
Sách Biến Đổi Của Công Giáo Đối Với Phát Triển Xã Hội Ở Việt Nam Hiện Nay của tác giả Nguyễn Thị Quế Hương, có bán tại Sách Khai Trí với ưu đãi Bao sách miễn phí