Giới thiệu sách
Bố Mẹ, Con Và Trường Học: Con Đường Đến Với Giáo Dục Ưu Việt
"Gia đình và nhà trường là hai nhân vật chính trong hành trình nhào nặn nên một đứa trẻ thành Tài và thành Nhân. Con đường đó sẽ nở hoa hay là bế tắc? Đứa trẻ sẽ được nâng đỡ bởi cái bắt tay của hai nhân vật này, hay lại bị mắc kẹt giữa một “cuộc chiến triền miên”? Cuốn sách này là một cây cầu vững chắc để kết nối bố mẹ với “ruột gan” của nhà trường và bức tranh rộng lớn, “sục sôi” của giáo dục và thế giới. Chỉ như vậy, bố mẹ mới có thể hiểu thấu đáo, sắc nét hơn mình nên lựa chọn, làm gì trong bối cảnh giáo dục đầy hỏa mù ngày nay, và đồng hành như thế nào với trường học để tự tin, bình an và hạnh phúc đưa đẩy đứa trẻ đến với thành công và hạnh phúc như đúng tiềm năng của chính nó." - Nguyễn Chí Hiếu, Giám đốc Học viện IEG
Bố mẹ, con và trường học sẽ có ích gì cho bạn? Cuốn sách sẽ hữu ích với bạn theo ba cách. Đầu tiên, bằng cách xem xét loại hình giáo dục mà con bạn cần bây giờ và nó có liên quan gì đến vai trò làm cha mẹ của bạn. Cha mẹ thường nghĩ con cái cần kiểu giáo dục giống như mình từng thụ hưởng. Điều này phụ thuộc vào “di sản” giáo dục mà họ từng kinh qua, nhưng nói chung, điều này thường không đúng. Thế giới đang thay đổi chóng mặt đến mức giáo dục buộc phải thay đổi. Thứ hai, nhìn vào những thách thức bạn đương đầu khi giúp con thụ hưởng nền giáo dục đó. Một số thách thức liên quan đến các chính sách công cho giáo dục và một số là do chính thời đại chúng ta đang sống. Thứ ba, xem xét các lựa chọn và quyền làm cha mẹ của bạn để vượt qua những thách thức này.
Lời cảm ơn
Chương một: Xác định phương hướng
Chương hai: Hiểu vai của bạn
Chương ba: Thấu hiểu con trẻ
Chương bốn: Dạy con mạnh mẽ
Chương năm: Hiểu vai của trường
Chương sáu: Chọn trường phù hợp
Chương bảy: Đi đến gốc rễ
Chương tám: Xây dựng quan hệ
Chương chín: Giải quyết vấn đề
Chương mười: Hướng đến tương lai
Chú thích
Trích đoạn sách:
Hiểu vai của bạn
Khi bạn nghĩ về cha mẹ và gia đình, hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn là gì? Đó có thể là: Bố đi làm về, bọn trẻ lao xuống cầu thang để chào đón và mẹ bước ra từ bếp để hỏi một ngày của bố thế nào. Được rồi, có thể không phải vậy. Dù sao thì giờ cũng không còn là năm 1956 nữa. Nhưng vẫn có thể là khi bạn nghĩ về “Bố/mẹ”, bạn tưởng tượng ra cảnh một cặp vợ chồng nuôi dạy con cái. Ở nhiều quốc gia, phần lớn khung cảnh vẫn như vậy, nhưng không chỉ bó hẹp như thế. Cấu trúc gia đình hạt nhân cổ điển không còn là quy chuẩn ở nhiều nơi trên thế giới nữa.1 Sự kết hợp trên thực tế đang “trăm hoa đua nở”.
Trong một bài báo của tờ New York Times, Natalie Angier – tác giả từng nhận giải thưởng Pulitzer – đã hé mở một số hình mẫu khác đáng kinh ngạc của cấu trúc gia đình đang thay đổi ở Mỹ, bắt đầu với mô hình gia đình Burnses. Gia đình hỗn hợp của họ là “một tổ hợp ngổn ngang, đôi khi hơi khó chịu, với hai đứa con trai thánh soi từ hai người chồng trước của người vợ, một cô con gái và con trai từ cuộc hôn nhân thứ hai của người chồng, những vợ/chồng trước với mức độ can thiệp khác nhau, bạn đời của vợ/chồng trước, các bên thông gia hay bị bối rối, cộng thêm con mèo Agnes thích ngủ trên bàn phím máy tính”. Nếu kiểu gia đình Burnses trông không giống như mô hình
gia đình hạt nhân điển hình kiểu Mỹ, vậy gia đình nhà SchulteWayers thì sao:
… một ban nhạc vui vẻ của hai ông bố kết hôn, sáu đứa trẻ và hai con chó? Hoặc kiểu nhà Indrakrishnans, một cặp vợ chồng nhập cư thành đạt ở Atlanta, có cô con gái tuổi teen phân chia thời gian của mình giữa bài tập về nhà thông thường và những buổi tập múa chuẩn xác theo điệu nhảy Hindu cổ đại; kiểu nhà Glusacs ở Los Angeles với hai đứa con mới lớn và những bài “tụng kinh” của họ về thử thách của tầng lớp trung lưu, nghe như tiểu thuyết; Ana Perez và Julian Hill ở khu Harlem, chưa cưới và đang chật vật mưu sinh, nhưng ôm mộng đổi đời to oạch cỡ Warren Buffett cho ba đứa con nhỏ; và con số đáng báo động của các gia đình có cha mẹ ngồi tù, một sản phẩm phát sinh đáng tiếc từ vị trí tầm cỡ của Mỹ – nhà quản ngục hàng đầu thế giới.
Chúng ta đã ngờ ngợ hiểu ra rồi, đúng không nào? Gia đình Lou gồm hai con từ một cuộc hôn nhân trước, một cô con gái mà vợ chồng anh ta đã có với nhau và một cô con gái họ nhận nuôi từ Ethiopia. Dù bối cảnh gia đình của bạn là gì, nếu bạn là cha mẹ, vai trò này sẽ kéo theo một lô một lốc các trách nhiệm. Vậy chúng là gì?
Bạn có thể đã nhìn thấy hình tam giác nổi tiếng được tạo ra bởi nhà tâm lý học Abraham Maslow xác định tháp nhu cầu của con người. Chúng ta có thể khoanh tròn “tất cả những điều phía trên”. Ở dưới cùng của tháp Maslow là nhu cầu sinh lý, những điều cơ bản giúp chúng ta sống. Tối thiểu nhất, bạn có trách nhiệm cung cấp những thứ này cho con cái. Nếu bạn không đồng ý, thì bạn không cần đọc tiếp nữa đâu. Bậc tiếp theo của tháp nhu cầu là sự an toàn, những điều giữ cho con bạn khỏi bị tổn thương. Nếu điều này còn cần phải lý giải, thì bạn nên tìm kiếm trợ giúp chuyên nghiệp. Tầng thứ ba là tình yêu và quan hệ xã hội. Chính ở tầng này, mọi thứ có thể có nhiều sắc thái diễn dịch. Tầng số bốn là lòng tự trọng, giúp con bạn cảm thấy tự tin, được tôn trọng và tôn trọng người khác.
Trên đỉnh Maslow là nhu cầu được thể hiện bản thân. Đây là một thuật ngữ gây tò mò về khao khát sâu sắc của con người.
Nó có nghĩa là tìm thấy ý nghĩa và mục đích của chúng ta trong cuộc sống và trở thành người “trọn vẹn” mà tất cả chúng ta hướng đến. Bạn cũng có vai trò trong việc này của con cái bạn. Hãy dành chút thời gian để tự hỏi liệu bạn có đồng ý rằng đây là những nhiệm vụ của bạn với tư cách là cha mẹ. Tôi thì có, nhưng không phải ai cũng đã và đang đồng ý. Có những sự khác biệt lớn trong quan điểm về thời thơ ấu và vai trò của cha mẹ ở những thời kỳ và nền văn hóa khác nhau.
Sách Bố Mẹ, Con Và Trường Học: Con Đường Đến Với Giáo Dục Ưu Việt của tác giả Sir Ken Robinson & Lou Aronica, có bán tại Sách Khai Trí với ưu đãi Bao sách miễn phí