Chống Xâm Lăng
Giáo sư Trần Văn Giàu vốn không phải là một nhà sử học mà đơn thuần chỉ là một người học sử. Từ năm 1930, Giáo sư học sử
để làm tuyên huấn của Đảng, khi nhận thấy rằng vì bị thực dân đô hộ, vì bị nhà trường xuyên tạc nên anh chị em ta ít biết
đến sử Nước Nhà mà biết đến sử Pháp nhiều hơn hoặc biết đến sử Nước Nhà một cách sai lạc rất nguy hiểm cho tinh thần dân
tộc. Để muốn tuyên huấn thành công, vun trồng lòng yêu nước đi sâu vào tâm hồn người chiến sĩ, để phát động chí khí quật
cường của quân ta thì Giáo Sư phải học sử cũng như địa lý Nước Nhà, học tập lý luận thực tiễn cách mạng và kết hợp chủ nghĩa
Mác – Lê với thực tế lịch sử chính trị xã hội văn hoá Việt Nam. Từ khi Giáo Sư vào làm việc trong ngành Đại Học . Trong lúc
đầu về mặt lịch sử Việt Nam Giáo Sư cũng chẳng biết được hơn học trò mình là mấy mà phải dạy họ, phải vũ trang kiến thức
, phương pháp giúp họ có thể đào tạo hàng nghìn, hàng vạn học sinh cấp . Trách nhiệm đó buộc Giáo Sư phải nghiên cứu và bộ
sách Chống Xâm Lăng này là kết quả đầu tiên.
Bộ sách Chống Xâm Lăng này là gồm ba quyển gần bằng nhau, bao quát thời kỳ lịch sử từ khi Pháp chiếm Đà Nẵng, Gia Định đến
khi phong trào cần vương chấm dứt. Sử gia thực dân gọi là thời kỳ chinh phục và bình định, còn ta thì có thể gọi là thời
kỳ Chống Xâm Lăng (1858 – 1898).
Trong bộ sách này, giáo sư đã tự đặt nhiệm vụ, đứng về phía nhân dân, dùng phương pháp sử học của chủ nghĩa Mác – Lê, mô
tả cái quá trình xâm lăng của thực dân Pháp, tìm mọi nguyên nhân xa và gần, trực tiếp và gián tiếp của cuộc xâm lăng ấy;
nhiệm vụ của Giáo Sư là làm sống lại cuộc kháng chiến của dân tộc và cắt nghĩa vì sao ta mất nước, cố tìm lại sự thật lịch
sử, đả phá những xuyên tạc, bóp méo sự thật của các sử gia Đế Quốc. Mục đích của giáo sư là bóc trần được âm mưu và tính
chất dã man của chính sách thực dân và sự phản phúc của triều đình, thối nát của chế độ Phong Kiến làm cho học trò của ông
căm thù Đế Quốc và chế độ Phong Kiến, nêu cao tinh thần yêu nước và dân chủ mới của thanh niên. Bộ sách này của Giáo Sư như
sự đóng góp cá nhân cho một công tác tập thể nghiên cứu mà Chính Phủ ta đang cố gắng tổ chức.