Giới thiệu sách
Dưỡng Sinh Trong Đời Sống Hằng Ngày
Theo tôi nghĩ, không một ai có thể hoàn tất được việc gì gọi là quan trọng nếu mình không có được một dạ dày thật tốt, và nếu không ăn được bất cứ món gì mình thích, thì đó là một điều bất hạnh. Nhờ am hiểu Thuật Trường sinh, tôi đã có thể ăn bất cứ món gì tùy thích mà vẫn được khỏe mạnh và sung sướng. Cuốn sách này chính là để tóm tắt lại mọi thâu thập về kinh nghiệm của tôi. Tôi đã từng gặp trong đời tôi rất nhiều người khốn khổ - hằng ngày họ tìm đến tôi để hỏi han về bệnh tật của họ, tôi thông cảm với họ vì lúc trước tôi cũng đã có lần như họ. Sau khi nghe tôi trình bày kinh nghiệm bản thân, họ noi theo lối sống đó và chẳng bao lâu đã giải quyết được những vấn đề khó khăn của mình. Điều đó càng làm cho tôi tin tưởng nhiều vào Thuật Trường sinh. Trong một buổi hội thảo, có một bà cụ già ngồi trước mặt tôi. Tôi thử đoán bệnh bà ta: Rõ ràng là từ lâu bà ta đã sống xa chồng. Khi nghe tôi nói điều ấy, bà ta giật mình rồi trả lời: “Vâng, tôi đã sống một mình từ ba mươi năm nay”.
Từ lâu, thường ngày bà cụ dùng toàn các thức ăn gây nên sự chia rẽ ấy: đường, trái cây, nói chung là các thức ăn Âm tính (nở ra), và sự kiện đó phát hiện rõ ngay trên con người của bà. Bà ta bị liệt Âm không sinh đẻ được rồi đâm ra chán ghét hết thảy đàn ông, khiến họ tự nhiên lánh xa bà mỗi lần gặp mặt. Vì vậy cuộc đời bà ta thật là buồn thảm. Gương mặt chúng ta phản ảnh hai điểm:
- Thức ăn của mẹ ta trong thời kỳ thai nghén.
- Thức ăn của ta từ lúc sơ sinh cho đến bây giờ.
Ông Nanboku Mizuno là một nhà chuyên môn đã nổi tiếng về thuật chẩn đoán tiền hậu vận, số mệnh và tánh tình của từng cá nhân. Một hôm có người hỏi ông làm sao đạt được mức hiểu biết và bí quyết của ông. Ông đáp: “Cứ nghiên cứu thức ăn hằng ngày là biết”. Ông Mizuno, trước là tẩm quất viên( ) trong một tiệm tắm hơi, hằng ngày thường được tiếp xúc với rất nhiều hạng người trong khi hành nghề. Ông thường gợi chuyện hỏi khách hàng về thể chất, các mối liên hệ gia đình và nơi sinh trưởng của họ. Sau nhiều năm kinh nghiệm, ông tìm ra sự tương quan giữa thức ăn với gương mặt, cùng sự cấu tạo của xương cốt, số mệnh và tánh tình của con người. Cuốn sách nổi tiếng của ông ở Nhật là cuốn “Sự chẩn đoán và kỷ luật sống hằng ngày” (Diagnosis and Daily Discipline for living). Cũng như ông Nanboku, tôi đã học hỏi rất nhiều nhờ quan sát những người chung quanh tôi. Cứ nhìn thể chất và gương mặt, tôi biết ngay hằng ngày họ ăn những gì. Đôi khi, việc đó cũng không hay ho cho lắm vì nhìn một người nào tôi lại thấy ngay THỨC ĂN của họ. Có người tôi thấy thành trái cây hoặc đường, có người lại thành sữa, thành trứng, thành miếng bít tết hoặc ram bông. Và hễ tôi thấy những thức họ đã ăn là tôi có thể hình dung được ngay đời sống hiện tại của họ như thế nào - gia đình, bạn bè, tài chánh, tư tưởng, tánh tình cùng tâm trạng của họ. Tôi có thể nhìn thấy cả bệnh tật của họ, họ đang đau gì và thời gian bệnh phát tác. Tôi có thể nói rõ khi nào thì người đàn bà đối diện với tôi sẽ có kinh, kinh nguyệt của họ như thế nào và cả tình trạng buồng trứng của họ nữa. Nói tóm lại, tôi có thể thấy người ấy sung sướng hay khổ cực. Vừa rồi tôi có gặp một ông từ Nhật qua đây để giảng đạo. Vừa nhìn cặp chân mày là tôi đã tiên đoán ngay ông ta sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tôi thấy rõ rằng ông ta khó đủ ý chí để nhịn được thức ăn mà tôn giáo của ông đã cấm kỵ, tôi cũng nhận thấy ông ta chỉ khoác ở bên ngoài một cái vỏ đạo đức. Tuy vậy vẫn có năm mươi người đến tham dự buổi giảng mà bài giảng lại làm họ rất cảm xúc. Chính tôi cũng học hỏi được nhiều điều hay. Tuy nhiên tôi vẫn tự hỏi rồi đây tương lai ông ta sẽ ra sao. Vừa ngày hôm qua tôi có dự một phiên họp giữa một nhóm kinh tế gia nổi danh và chúng tôi có đề cập đến ông ta. Họ cho tôi hay rằng ông bạn ngoại quốc của tôi đã bị chính đoàn thể tôn giáo của ông ta khai trừ vì cái bệnh khoác lác kinh niên của ông.
Như vậy là qua thức ăn, tôi đã chẩn đoán ông ta không sai lầm tí nào. Nguồn gốc mọi sự trên đời này là do thức ăn mà ra, may hay rủi, hạnh phúc hay đau khổ, thọ hay yểu, thông minh hay đần độn, đẹp hay xấu, tất tất đều bắt nguồn từ thức ăn. Khi hiểu rõ được điều này thì ta thấy rằng loài người không hẳn là xấu mà cũng không hẳn là tốt... vì họ được đào tạo ra do thức ăn xấu hoặc tốt mà thôi. Cuốn sách này nói về số phận, hạnh phúc hoặc sự đau khổ của con người căn cứ trên thức ăn của họ. Vì vậy nó khác xa với các sách do những bậc vĩ nhân viết về các phương pháp sống. G. Ohsawa
MỤC LỤC
- CHƯƠNG I: TÌNH YÊU
- CHƯƠNG II: HÔN NHÂN: XƯỞNG CHẾ TẠO HẠNH PHÚC
- A - Điều kiện về thể xác
- B - Điều kiện về tinh thần
- CHƯƠNG III: GIA ĐÌNH, THAI NGHÉN, SINH ĐẺ VÀ SĂN SÓC TRẺ EM
- A - Gia đình
- B - Từ lúc thai nghén đến lúc sinh nở
- a - Ăn uống trong lúc thai nghén
- - Thức ăn chính
- - Thức ăn phụ
- - Thức uống
- - Các thức cấm ăn
- b - Ăn uống sau khi sanh
- C - Cách săn sóc đứa bé
- a - Thuyết di truyền
- b - Cách nuôi trẻ sơ sinh
- CHƯƠNG IV: THỜI KỲ THƠ ẤU - NỀN TẢNG CỦA CUỘC SỐNG: 6 NĂM ĐẦU
- CHƯƠNG V: TUỔI HOẠT ĐỘNG (TRUNG NIÊN)
- CHƯƠNG VI: TUỔI GIÀ
- CHƯƠNG VII: BỆNH TẬT
- A - Bệnh khó chữa lành nhất
- B - Khả năng tự chữa lành bệnh có sẵn bên trong trí ta
- C - Tri ân bệnh tật
- D - Bạn phải linh động
- CHƯƠNG VIII: VỊ THUỐC BÍ MẬT
- CHƯƠNG IX: SỰ THẬT ĐƠN GIẢN
- CHƯƠNG X: KHÔNG CÓ BỆNH NAN Y
- A - Đức tin
- B - Ý chí
- C - Kỳ diệu về vật chất
- D - Kỳ diệu về tinh thần
Thông tin tác giả George Ohsawa
Sinh (1893-1966) được nhìn nhận như người sáng lập ra những nguyên tắc và phong cách sống Thực dưỡng. Tuy vậy ông đã đóng góp nhiều lợi ích với cuộc đời và làm rất nhiều việc trong một thời gian ngắn. Lời nói, hành động của ông và những ảnh hưởng rộng rãi trên toàn thế giới và mọi điều nói về ông chỉ bao trùm một phần về ông. Ít nhất ông là một nhà nho, thầy thuốc, thương nhân, nhà giáo dục và nhà thơ.
Nhưng trước hết ông là một nhà triết học cực Đông, người đã giảng triết học cổ Trung Quốc về âm và dương trong thời gian ở Pháp, lần đầu tiên ông áp dụng triết học của mình đối với nhiều phạm vi như dinh dưỡng, chế độ ăn uống, thuốc men, hoá chất, đạo đức, tu hành, sự giáo dục, cũng như phong cách sống. Ohsawa cũng tập hợp nhiều tư tưởng vĩ đại từ phương Đông và phương Tây từ cổ truyền đến hiện đại và áp dụng nó đối với nhiều lĩnh vực khác của đời sống. Sự giải thích của ông dựa trên nguyên tắc thống nhất về âm và dương đã được phát minh để dẫn dắt con người trên con đường thực tiễn tiến tới sức khoẻ và hạnh phúc.
Một mặt Ohsawa là một con người của tình yêu, sự thân ái, tính dịu dàng, người muốn giúp đỡ những người bất hạnh và ốm đau. Vì vậy ông đã thành lập cả một bệnh viện trong đó ông giúp đỡ khoảng 100 người ngày đêm và một trung tâm dạy học nơi mà bất cứ một người bất hạnh nào có thể học với ông miễn phí và theo học về chế độ ăn uống và triết học của ông. Hàng sáng từ 2-6 giờ ông viết những lá thư cho học sinh - những người đã rời trung tâm của ông, không có vấn đề gì ở nơi họ đang ở trên thế giới. Những bức thư như vậy lên đến hàng ngàn trang mỗi năm. Ông làm như vậy bởi vì ông là người chăm sóc và tình thương.
Mặt khác, sự phê bình của Ohsawa đối với người khác là kiên quyết và sắc bén như một thanh gươm. Sự phê bình của ông nghiêm khắc và tức thời đến mức những học viên sợ ở gần ông. Đây là phần đặc biệt của ông làm cho kỷ luật giáo dục của ông rất nghiêm khắc, nhưng sự phê bình của ông luôn luôn được tôi luyện bởi tình thương và sự chăm sóc ân cần. Ohsawa cho phép những sai lầm ở trung tâm giáo dục của ông nếu những sai lầm đó được thừa nhận.. Tuy nhiên ông không cho phép ai làm những hành động vì lỗi lầm. Nếu một người nào đó làm một hành động vì một lỗi lầm Ohsawa trách mắng và chỉ bảo chính xác mọi nguyên nhân mà người đó phải nhận trách nhiệm duy nhất đối với sai lầm cho đến khi nào sai lầm được chấp nhận bằng tình thương. Bằng cách này không một ai mắc lại những lỗi lầm tương tự. Vậy mà ông là một nhà giáo dục tuyệt vời. Tuy nhiên nhiều học sinh đã rời khỏi trường của ông vì bị ông la mắng.
Khẩu hiệu tâm đắc của Ohsawa là "không vội tin" và luôn luôn nhìn vào bản thân mình. Đối với ông bất hạnh là kết quả kém khả năng suy nghĩ. Ông ra cho các học sinh vài ba câu hỏi mỗi ngày và dự định trả lời hay báo cáo vào sáng hôm sau. Ông dạy chúng tôi không được bắt chước. Nếu học sinh trả lời câu hỏi của mình dùng đến ý nghĩ hoặc khái niệm của ai đó ông cho anh ta điểm thấp nhất thậm chí cả khi đó là câu trả lời đúng. Ông sẽ hạnh phúc hơn nếu câu trả lời là suy nghĩ riêng của người đó thậm chí nếu đó là sai. Đó là bởi vì Ohsawa không thích ngay cả khi chúng ta có hiểu biết thực tế để trả lời những câu hỏi của ông mà muốn chúng tôi trả lời với suy nghĩ riêng của mình về âm và dương.. Việc suy nghĩ âm dương là xác định lạnh và nóng, trái hay phải, mở ra hay đóng lại và v.v…và có thể được dùng lại bất cứ thời gian nào trong mọi hoàn cảnh. Việc suy nghĩ âm và dương như vậy là trực giác hơn là cái mà Ohsawa quan tâm giảng dạy để có hiểu biết thực tế.
Ohsawa cũng dạy luôn luôn chấp nhận mọi sự thách thức mới và những khó khăn hơn. Theo ông việc giải quyết những khó khăn làm cho người ta vui sướng và hạnh phúc nhất. Đạt được một cách dễ dàng, hay những vui sướng và hạnh phúc đã có sẵn bên ngoài là không bền vững và sâu sắc. Ông dạy chuyển hóa ốm đau thành mạnh khoẻ, buồn thành vui, nghèo nàn thành giàu có, thù thành bạn. Nếu có khả năng làm điều này một lần, làm hai lần và sau đó 3 lần. Thế thì sẽ hiểu rằng sự thay đổi bất hạnh thành hạnh phúc và niềm vui. Chân thật, hơn nữa hạnh phúc này được giới hạn trong thế giới hạn chế này. Bằng sự hiểu biết về tinh thần và những hạn chế về sinh lý chúng ta đạt tới thượng đế, thế giới tinh thần là nơi mà những suy nghĩ của chúng ta hoàn toàn tự do. Đây là ngưỡng cửa hạnh phúc vĩ đại nhất.
Đối với nó, Ohsawa đã nhìn nhận sự hiểu biết bên ngoài âm và dương, đang nghĩ đến cái mà ông gọi là "trật tự của vũ trụ". Âm và dương tồn tại trong sự trái ngược thế giới hạn chế nhưng trong cái bao la, thế giới thống nhất, không có gì thậm chí không cả âm dương. Vì vậy sự nhấn mạnh chính của việc giảng dạy của ông là về việc hiểu biết về trật tự của vũ trụ và việc đồng nhất hoá vị trí của bạn trong trật tự đó. "Bạn là ai?" là một câu hỏi Ohsawa luôn hỏi các học sinh. Không người nào hiểu hoàn toàn và trả lời các câu hỏi này, ngay trong lúc điều trị bất cứ bệnh gì. Vài người hiểu trong vòng 1 tháng. Những người khác không bao giờ hiểu và bỏ những phương pháp thực dưỡng thậm chí đã nhiều năm theo Ohsawa.
Do yêu cầu như vậy đối với học sinh của mình, bản thân Ohsawa cũng luôn như một học sinh và là người nghiên cứu sự thật. Ông lại cuốn hút bởi một cảm xúc mạnh mẽ về việc tìm kiếm gốc rễ của mọi vấn đề những cái bắt đầu của bản thân cuộc sống. Việc hăng say nghiên cứu của ông đã đưa ông đến nhiều vùng đất và qua lãnh địa của các nhà tư tưởng lớn và các nhà tu hành. Ông là người đọc nhanh và hàng tháng viết hơn 10 ý kiến hay báo cáo về những cuốn sách hay hoạ báo mà ông đã đọc. Những bản báo cáo của ông hoàn hảo, duy nhất và hay đến mức mà tôi học từ bài viết của ông còn tốt hơn là từ bản gốc. Ông đọc và sau đó nói và viết về một chủ đề lớn khác như nhân chủng học, sinh vật học, hoá học, kinh tế - chế độ, giáo dục, lịch sử, công nghiệp, Nhật Bản, những phương pháp thực dưỡng, thuốc men, dinh dưỡng, triết học, vật lý học, chính trị học, phương Đông và tất nhiên âm và dương...
Sách Dưỡng Sinh Trong Đời Sống Hằng Ngày của tác giả Georges Ohsawa, có bán tại Sách Khai Trí với ưu đãi Bao sách miễn phí