Giới thiệu sách
Ký Họa Việt Nam Đầu Thế Kỷ 20 (Bìa Cứng)
Trong những năm gần đây, báo chí trong và ngoài nước đã đưa tin về một “Bộ tranh khắc gỗ” hay “Một kho tàng văn hóa” gồm hàng ngàn bức vẽ mới tìm lại được khi từ Hà Nội, từ Paris hay khi từ thành phố Hồ Chí Minh.
Tin ấy đã gợi sự chú ý của nhiều người xa gần muốn tìm hiểu thực chất của kho tàng này như thế nào. Để đáp ứng thị hiếu đó, thì PGS.TS Sử Học Nguyễn Mạnh Hùng đã dành ra nhiều năm miệt mài nghiên cứu và thu thập tư liệu, đặc biệt trong đó là tìm lại được một công trình tưởng chừng đã quên lãng đó là Kỹ thuật của người An Nam (Trchnique du peuple Annamite) của Henru Oger, cùng với sự giúp đỡ của các giáo sư Hán Nôm, Hán Học, Pháp Văn của khoa Văn, khoa Luật thuộc Viện Đại học Sài Gòn, thì sau một thời gian dài “thai nghén”, cuốn Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ được ra đời như một tài liệu đầy đủ cho mọi độc giả đang tò mò về vấn đề này.
Sau bản ra mắt lần đầu năm 1988 và được đón nhận một cách nồng nhiệt, thi cuốn sách này đã được trở lại với đương đại sau một thời gian suy nghĩ về tính phù hợp của văn bản này với đương thời, hãy nhanh tay đón đọc pho sử này nhé.
“Kỹ thuật của người An Nam” của Henri Oger (người Pháp thực hiện từ năm 1908 đến 1909 tại Hà Nội) là một công trình khảo cứu về cơ cấu xã hội từ làng xã đến gia đình cùng các phong tục tập quán, đời sống văn hóa, tín ngưỡng vùng Bắc Bộ.
Công trình giá trị này từng bị quên lãng từ gần 1 thế kỷ. Thầy Nguyễn Mạnh Hùng bằng say mê tâm huyết của mình đã có nghiên cứu khám phá ở tầm vĩ mô cũng như vi mô góp phần phát hiện và công bố chính thức công trình của Henri Oger không chỉ trong nước và còn ở Pháp, Mỹ, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc...
Sách Ký Họa Việt Nam Đầu Thế Kỷ 20 (Bìa Cứng) của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, có bán tại Sách Khai Trí với ưu đãi Bao sách miễn phí