Giới thiệu sách
Lịch Sử Các Chế Độ Báo Chí Ở Việt Nam (Tập 2) - Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 Đến Nay
Năm 2017. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất bản sách Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam, Tập I: Trước Cách mạng Tháng tám 1945 do hai nhà nghiên cứu Luật sư Phan Đăng Thanh và Luật sư Trương Thị Hòa biên soạn. Tập I được dư luận đánh giá cao.
Lần này, Nhà xuất bản hân hạnh ra mắt Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam, Tập II: Sau Cách mạng Tháng tám 1945 đến nay. Nội dung sách vẫn tập trung vào chủ đề pháp luật báo chí, với sự minh họa bằng chân dung một số nhà quản lý chỉ đạo hoạt động báo chí, các cơ quan báo chí và các nhà báo. Về nguyên tắc, dưới chủ nghĩa xã hội, pháp luật nhà nước thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng. Cho nên, trong phần trình bày về chế độ báo chí cách mạng, tác giả đặc biệt quan tâm tham cứu các văn bản đường lối chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam…
Các tác giả đã thực hiện công trình biên khảo nghiêm túc, cẩn trọng cân nhắc từng chi tiết lịch sử, kế thừa kết quả làm việc khả tín của những nhà nghiên cứu đi trước và đặc biệt quan tâm sưu tầm, khai thác các tài liệu gốc bảo quản lâu năm tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Thư viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tang Thành phố Hồ Chí Minh… để hoàn thành tác phẩm này.
Sách Lịch Sử Các Chế Độ Báo Chí Ở Việt Nam (Tập 2) - Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 Đến Nay của tác giả Phan Đăng Thanh - Trương Thị Hòa, có bán tại Sách Khai Trí với ưu đãi Bao sách miễn phí