Luận Giải Văn Học Và Triết Học
Phạm Quỳnh, hiệu là Thượng Chi, là nhà văn, nhà báo, đồng thời là quan đại thần dưới triều Bảo Đại, chủ bút tờ tạp chí Nam Phong, là người đi đầu trong công cuộc quảng bá chữ Quốc Ngữ và tiếng Việt. Ông là người có tư tưởng tiến bộ, tư tưởng ấy ngày nay vẫn có tính thời sự: đọc sách Tây để thâu tóm, tinh thần, văn hóa tinh hoa của xứ họ, bổ sung cho nền quốc văn còn nhiều yếu kém, dung hòa những ưu điểm của Đông phương và Tây phương, luôn tiến hóa mà vẫn lưu giữ được bản sắc.
Cuốn sách này tập hợp những bài viết được cho là tốt và tiêu biểu của ngòi bút Phạm Quỳnh, hầu hết đã in trên Tạp chí Nam Phong, nhằm cung cấp cho bạn đọc rộng rãi một mảng tư liệu lâu nay còn chìm khuất.
Có thể ở một số luận điểm chúng ta còn chưa đồng tình với tác giả, có thể tính thời sự của một số bài giờ đã qua đi, văn phong hồi đầu thế kỷ đôi khi gây khó khăn cho việc tiếp thu, song chắc chắn khi đọc cuốn sách náy, bạn đọc sẽ thấy rõ hơn được phần nào trạng thái tư tưởng và học thuật ở buổi giao thời Á – Â, thấy được phương diện học giả của ông chủ bút Nam Phong Tạp chí này.
"Nam phong tạp chí được rực rỡ như thế cũng vì được người chủ trương là một nhà văn, học vấn đã uyên bác, lại có biệt tài, có lịch duyệt. Thật thế, Phạm Quỳnh là một nhà văn có thể bàn luận một cách vững vàng và sáng suốt bất cứ về một vấn đề gì, từ thơ văn cho đến triết lý đạo giáo cho đến chính trị, xã hội, không một vấn đề nào là ông không tham khảo tường tận trước khi đem bàn trên mặt giấy. Trong lịch sử văn học hiện đại, người ta sẽ không thể nào quên được tạp chí Nam Phong vì nếu ai đọc toàn bộ tạp chí này, cũng phải nhận là rất đầy đủ có thể giúp cho người học giả một phần to tát trong việc soạn một bộ bách khoa toàn thư bằng quốc văn"
(Vũ Ngọc Phan)
Cuốn sách quý đề cập đến rất nhiều vấn đề như:
1. Chữ Nho với văn quốc ngữ
2. Thơ Ta, thơ Tây
3. Bàn về tiểu thuyết
4. Văn học nước Pháp
5. Thơ Baudelaire
6. Cái nghĩa chết
7. Triết học là gì
8. Phật giáo lược khảo
9. Khổng giáo luận
10. Đẹp là gì?
Và nhiều chủ đề muôn vẻ khác…