Lý Thường Kiệt Lịch Sử Ngoại Giao Và Tông Giáo Triều Lý
Từ đời Tần, mỗi lúc có một họ thống nhất Trung Hoa, họ ấy liền nghĩ đến việc chiếm các nước nhỏ xung quanh. Tần có Nhâm Hiêu, Triệu Đà; Hán có Lộ Bác Đức đều đã đạt mục đích là diệt họ đang cầm quyền ở đất Việt.
Sau, trong khoảng độc lập hoàn toàn trở lại ở nước ta, những cuộc xâm lăng bắt đầu từ đời Tống, dưới triều Tống Thái Tông, tướng Tống tưởng lấy nước ta dễ, đã khinh cử, nên thất bại hoàn toàn bởi tay Lê Hoàn.
Lần thứ hai, dưới triều Tống Thần Tông, thế vua Tống và Tể tướng Vương An Thạch rất to, nên sự xuất quân được dự bị một cách cẩn thận và đầy đủ: quân hơn mười vạn, sửa soạn một năm, tướng tá tinh nhuệ, kế hoạch định rõ từng chi tiết.
Đáng lẽ nước ta lúc ấy bị đổi thành châu quận của Tống. May! đương thời, có một vĩ nhân cầm quyền, có đủ óc chính trị, biết kết thúc nhân tâm, có cao tài lợi dụng thời cơ, có kinh nghiệm điều binh, khiển tướng.
Bậc ấy là Lý Thường Kiệt.
-------------------------
Mong ai nấy nhận thấy một cách rõ ràng, cụ thể, sự nguy hiểm của một cuộc ngoại xâm, nhận thấy sự lo việc nước không phải chỉ ở đầu lưỡi, mà cần hết cả lòng hy sinh, trí sáng suốt để xếp đặt, tính toán.
Đọc xong đoạn sử này, độc giả sẽ thấy, cách đây ngót nghìn năm, cha ông ta đã đủ tài năng, nghị lực để gây dựng, tổ chức và gìn giữ khoảnh đất gốc cỗi của tổ quốc ta ngày nay; độc giả sẽ nhận thấy huyết quản của chiến sĩ bây giờ vẫn chan hòa máu nóng của tổ tiên, máu nóng mà không lẽ có người không mang một giọt. Dẫu trong nhất thời, có kẻ lỡ lầm làm hại nước, hoặc con dân một nước có ý tưởng dị đồng, trước nạn bại vong, giọt máu ấy cũng đủ gây nên chí quật cường, lòng tương ái.
Vẫn biết sống về tương lai; nhưng dĩ vãng là gương nên ngắm lại.
Vẫn biết tương lai là thế giới đại đồng; nhưng trước lúc ấy, nước mình phải là một nước thật.
Vẫn biết chớ vin vào phân tranh đời trước mà gây oán thù đời sau, nhưng biết rõ sự tranh đấu đời xưa, sẽ làm cho các nước càng kính nể nhau thêm, và mới hiểu vì sao mà phải cộng tác ngang hàng.
- Hoàng Xuân Hãn
MỤC LỤC
TỰA
DẪN TÀI LIỆU
PHÀM LỆ
BẢNG VIẾT TẮT CÁC TÊN TÀI LIỆU
BẢNG ĐỐI CHIẾU CÁC ĐỜI VUA LÝ TỐNG
BẢNG ĐỐI CHIẾU LỊCH ĐÔNG TÂY
PHẦN THỨ NHẤT: BẠI CHIÊM – PHÁ TỐNG
Chương I – GỐC TÍCH
1. Gốc tích
2. Vào cấm đình
3. Kinh phỏng Thanh Nghệ
Chương II – ĐÁNH CHIÊM THÀNH
1. Duyên cớ
2. Sửa soạn
3. Xuất quân. Trận Nhật Lệ
4. Trận Tu Mao
5. Bắt Vua Chiêm
6. Khải Hoàn. Tha vua Chiêm
7. Kết quả
Chương III – CẦM QUYỀN BÍNH
1. Văn võ phân tranh
2. Liên kết nhân tâm
Chương IV – CHÍNH SÁCH BẮC CƯƠNG TRIỀU LÝ
1. Cương vực Đại Việt
2. Dân vùng biên giới
3. Họ Nùng và châu Quảng Nguyên
4. Phủ dụ
5. Chinh phạt
Chương V – BANG GIAO LÝ TỐNG
1. Giao thông
2. Giao dịch
3. Tu cống
4. Biên sự buổi đầu
5. Can thiệp trực tiếp
6. Việc động Tư Lẫm
7. Việc châu Tây Bình. Thân Thiệu Thái
8. Việc động Lôi Hỏa. Nùng Tông Đán
9. Kết luận
Chương VI – VƯƠNG AN THẠCH VỚI ĐẠI VIỆT
1. Chính sách tân pháp
2. Phòng thủ nam thùy
3. Chính sách kiềm chế
4. Chính sách hòa hoãn. Tiêu Chú
5. Chính sách khiêu khích Thẩm Khỉ
6. Chính sách do dự
7. Tình hình nghiêm trọng. An Thạch trở lại
Chương VII – LÝ THƯỜNG KIỆT TẤN CÔNG TỐNG
1. Dự bị tấn công
2. Binh tướng
3. Khởi công. Trận Khâm, Liêm
4. Tiến vào nội địa
5. Phản động của Vương An Thạch
6. Vây Ung Châu
7. Diệt viện binh. Trận Côn Lôn quan
8. Phá Ung Châu
9. Lui quân và đề phòng
10. Ảnh hưởng
PHẦN THỨ HAI: KHÁNG TỐNG – ĐÒI ĐẤT
Chương VIII – TỐNG SỬA SOẠN PHỤC THÙ
1. Tướng tá
2. Bộ binh
3. Thủy binh
4. Lương thực
5. Chuyên chở
6. Y dược
Chương IX – KẾ HOẠCH ĐÁNH ĐẠI VIỆT
1. Mục đích
2. Liên minh và ngoại viện
3. Phòng thủ
4. Trinh sát và phản trinh sát
5. An ủi nạn nhân
6. Chiêu dụ khê động
7. Dùng lục quân
8. Dùng thủy quân
9. Chỉ thị đại cương
10. Dư luận
11. Ý kiến Triều Bổ Chi
A. Đánh chắc được, vì những lẽ sau:
B. Có thể không thành công, vì những lẽ sau:
12. Ý kiến Trương Phương Bình
Chương X – XÂM LĂNG ĐẠI VIỆT
1. Thế thủ ta
2. Tống xuất quân
3. Dọn đường. Dẹp khê động
4. Chuyển quân. Trận Vĩnh An
5. Tướng Tống bất hòa
6. Quân ốm, lương thiếu
7. Phòng hông. Trận Quảng Nguyên
8. Trận biên thùy: Quyết Lý, Môn, Tô Mậu
Chương XI – HÒA VÀ HÒA BÌNH
1. Tránh phục binh: trận Đâu Đỉnh
2. Tiền phong qua sông: trận Như Nguyệt
3. Tống tấn công thất bại: trận Nam Định
4. Lý tấn công thất bại: trận Kháo Túc
5. Thủy chiến: trận Đông Kênh
6. Tống lui quân
7. Giảng hòa
8. Kết cục
Chương XII – KHÔI PHỤC ĐẤT MẤT
1. Tống tổ chức nhượng địa
2. Khôi phục Quang Lang
3. Đòi Quảng Nguyên: Đào Tông Nguyên
4. Tống trả nhượng địa
5. Dư luận
6. Bang giao thân thiện (1079-1082)
7. Đòi Vật Ác, Vật Dương. Lại Đào Tông Nguyên
8. Phái đoàn Lê Văn Thịnh
9. Lý cố nài. Tống quyết từ
PHẦN THỨ BA: VÌ DÂN – VÌ ĐẠO
CHƯƠNG XIII – COI ĐẤT MIỀN NAM
1. Tu bổ nội trị
2. Thôi chức tể tướng
3. Trị trấn Thanh Hóa
4. Trở về triều
5. Dẹp loạn Lý Giác
6. Đuổi quân Chiêm
7. Huân dự cuối cùng
8. Dư luận
Chương XIV – ĐẠO PHẬT ĐỜI LÝ
1. Tín ngưỡng ở Giao Châu
2. Ðạo Phật tới Việt
3. Ðạo Phật bành-trướng
4. Chế độ tăng và chùa
5. Tăng và chính trị
6. Ðạo Phật và phong hóa
7. Ðạo Phật và văn hóa
Chương XV – LÝ THƯỜNG KIỆT VỚI ĐẠO PHẬT
1. Sư Ðạo Dung. Chùa Hương Nghiêm
2. Núi An Hoạch. Chùa Báo Ân
3. Núi Ngưỡng Sơn. Chùa Linh Xứng
CÁC BẢN PHỤ LỤC
BẢNG CHỈ TÊN ĐẤT
BẢNG CHỈ TÊN NGƯỜI VÀ CÁC TÊN KHÁC