Giới thiệu sách
Mười Nhà Giáo Dục Lớn Của Nhật Bản Hiện Đại (Bìa Cứng)
Có lẽ ai đôi chút quan tâm đến giáo dục hoặc có con cháu đang ở độ tuổi đến trường sẽ khó tránh cảm giác
băn khoăn, lo lắng với tình hình của nền giáo dục hiện nay: những vấn nạn, những bất cập, những thách
thức trong giáo dục mà 10 nhà giáo dục vĩ đại của Nhật Bản phải đương đầu – dù họ sống cách chúng ta từ
ít nhất là nửa thế kỷ và xa nhất là gần cả 1,5 thế kỷ - hầu như đang là những vấn đề thời sự đối với chúng ta
(ngoại trừ vấn đề giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ). Nhưng cả các bậc thầy cô cũng nên tham khảo. Hay
những nhà làm chính sách.
Như Lời tựa của quyển sách có nêu:
Đường lối giáo dục chính này của Nhật Bản dường như là kết quả của sự “ghép cành” cẩn trọng
thông tin khoa học và các mô hình giáo dục phương Tây vào một thân cây đầy sức sống của lòng tôn
trọng và sự sốt sắng đối với giáo dục theo truyền thống Khổng giáo. Điều này đạt được nhờ vào các
nhà lãnh đạo chính trị khôn ngoan, những người đã đặt ra các mục tiêu, và nhờ một số lượng lớn các
quan chức mẫn cán và các giáo viên tận tụy đã thực hiện tốt những kế hoạch này. Chúng ta cần lắm
“các nhà lãnh đạo chính trị khôn ngoan,… các quan chức mẫn cán và các giáo viên tận tụy”.
Cho tới khi có cả một hệ thống như vậy, mong sao thật nhiều nhà quản lý giáo dục ở mọi cấp, các hiệu
trưởng và giáo viên của các trường học của chúng ta là đọc giả của quyển sách này. Và trong số họ, sẽ có
thêm nhiều những nhà giáo dục dám khác biệt, dám dấn thân để thay đổi vận mệnh của nền giáo dục, và
qua đó là vận mệnh của đất nước ta.
Cuốn sách này mô tả cuộc sống và sự nghiệp của mười người đàn ông và phụ nữ, những người đã đóng
vai trò quan trọng trong việc phát triển tư tưởng giáo dục và thiết lập một hệ thống giáo dục ở Nhật Bản hiện
đại. Hầu hết được sinh ra vào một phần ba cuối của thế kỷ XIX, họ là một phần trong quá trình mở cửa vĩ đại
của Nhật Bản với phương Tây sau cuộc Duy tân Minh Trị. Với tư cách là những người sáng lập trường học
và hoạch định chính sách, họ tin tưởng vào sức mạnh của giáo dục trong việc mang lại sự thay đổi về xã hội
và chính trị; và nhiều người đã hành động để mở rộng cánh cửa trường học cho phụ nữ và những người
từng bị khước từ quyền tiếp cận nền giáo dục chính quy. Một số trong nhóm này đã học tập và nghiên cứu ở
phương Tây, và một số chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Cơ đốc giáo.
Trong số những tên tuổi này có Mori Arinori, Bộ trưởng Bộ Giáo dục đầu tiên của Nhật Bản; Fukuzawa
Yukichi “Con người phục hưng” của Nhật Bản thời kỳ đầu hiện đại và là người sáng lập Đại học Keiro;
Naruse Jinzo, người đã thành lập trường đại học đầu tiên của Nhật Bản dành cho phụ nữ; Shimonaka
Yasaburo, người sáng lập Công đoàn Giáo chức Nhật Bản; Sawayanagi Masataro, người đã áp dụng
phương pháp giảng dạy “tiến bộ” từ phương Tây: lấy học sinh làm trung tâm; và Nambara Shigeru, người
mà chủ nghĩa hòa bình của ông đã đem lại cho ông sự tôn trọng với tư cách là hiệu trưởng đầu tiên sau
chiến tranh của Đại học Tokyo.
Những bản tiểu sử này, được viết bởi các học giả ngày nay, làm sáng tỏ lịch sử giáo dục ở Nhật Bản hiện
đại thông qua cuộc đời của mười nhà giáo dục tiên phong của nó.
Sách Mười Nhà Giáo Dục Lớn Của Nhật Bản Hiện Đại (Bìa Cứng) của tác giả Benjamin C.Duke, có bán tại Sách Khai Trí với ưu đãi Bao sách miễn phí