Biển Đông Đường Bờ Biển Các Tỉnh Nam Bộ Dưới Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Và Mực Nước Biển Dâng
Bờ biển có ý nghĩa rất to lớn đối với sự sống và phát triển của xã hội loài người từ xa xưa cho đến nay và cả trong tương lai.
Bờ biển (dù theo nghĩa hẹp chỉ là đường phân chia ranh giới giữa lục địa và biển, hoặc theo nghĩa rộng hơn là một dải đất nằm trong phạm vi tương tác giữa các quá trình trên lục địa và các quá trình biển) là môi trường động nhất trên toàn bộ mặt đất. Đây là nơi thể hiện đầy đủ và rõ rệt nhất các mối tương tác lẫn nhau giữa 5 quyển của Trái đất là: thạch quyển, thủy quyển, khí quyển, sinh quyển và kỹ thuật/ công nghệ quyển (còn gọi là trí quyển). Bờ biển cũng là nơi tiếp xúc và tương tác của ba trạng thái của vật chất: rắn, lỏng và khí. Chính vì vậy, bờ biển là nơi giàu có nhất về mặt tài nguyên thiên nhiên, là nơi trong lành nhất về môi trường. Đới bờ biển là nơi có năng suất sinh học cao nhất so với những nơi khác: đạt tới 10-25 g/m3 vật chất khô trong một ngày đêm, trong khi đó vùng biển khơi chỉ đạt dưới 1 g/m3 [128]. Vì thế, từ xa xưa, nhiều dần tộc và bộ lạc đã tìm đến định cư trên bờ biển và đã để lại trên dải đất này nhiều dấu ấn kinh tế - văn hóa quan trọng đối vói loài người, như nền Văn minh Lưỡng Hà, nền Văn minh Ai Cập cổ đại,... Hiện nay, có khoảng trên 2/3 số thành phố đông dân nhất trên thế giới được phân bố trên bờ biển. Ngoài ra, còn có rất nhiều cơ sở công nghiệp và kinh tế quan trọng khác cũng được bố trí trên bờ biển. Bờ biển là bàn đạp để con người tiến ra biển và đại dương để mở mang giao lưu với nhau trên quy mô khu vục hay toàn cầu.