Cách Ta Nghĩ của John Dewey nói về bản chất tư duy của con người. Thông qua những ví dụ hằng ngày, Dewey mô tả chi tiết các quy trình khác nhau của quá trình suy nghĩ và rèn luyện trí nghĩ. Ông cho rằng suy nghĩ là một hành động tự nhiên, việc dạy một người nào đó suy nghĩ là một việc bất khả.
Tuy nhiên, có thể giúp phát triển tư duy của con người thông qua việc phát triển khả năng sáng tạo, sự tò mò và cách đặt câu hỏi. Để có thể làm như vậy, thay vì nhồi nhét kiến thức, chúng ta có nên tập trung vào việc tạo ra một môi trường kích thích tư duy sáng tạo.
Trích đoạn sách Cách Ta Nghĩ
“Các nhà trường của chúng ta đang rối bời với vô số môn học, mỗi môn lại có cơ man các tài liệu và quy tắc. Gánh nặng càng dồn lên vai những người làm nghề dạy khi họ phải ứng xử với từng cá nhân học sinh chứ không phải trước một số đông. Trừ phi những bước đi tiên phong này rốt cuộc chỉ để tiêu khiển đầu óc, mục đích của chúng ta là tìm ra được điểm mấu chốt hay nguyên tắc nào đó hướng tới một sự giản lược hóa. Cuốn sách này thể hiện niềm tin vững chắc rằng, việc nỗ lực đưa thái độ tâm trí, đưa thói quen tư duy - những cái mà chúng ta gọi là có tính khoa học ấy - trở thành cứu cánh sẽ đồng thời làm phát lộ nhân tố có tác dụng củng cố và hướng đến niềm tin ấy..."
(Trích Lời tựa, Cách ta nghĩ, John Dewey, Vũ Đức Anh dịch, NXB Tri thức, 2013)
Mục lục sách Cách Ta Nghĩ
- Lời tựa
- PHẦN MỘT: VẤN ĐỀ LUYỆN TRÍ
- Chương I: Ý nghĩ là gì
- Chương II: Sự bức thiết của việc rèn trí nghĩ
- Chương III: Các năng lực tự nhiên trong việc rèn trí nghĩ
- Chương VI: Các điều kiện trong nhà trường và việc rèn trí nghĩ
- Chương V: Các phương tiện và mục đích của việc rèn trí nghĩ: vấn đề tâm lý và lý luận
- PHẦN HAI: SUY LUẬN LOGIC
- Chương VI: Phân tích một hành vi suy nghĩ hoàn chỉnh
- Chương VII: Suy luận hệ thống: quy nạp và diễn dịch
- Chương VIII: Xét đoán: thông giải các sự kiện
- Chương IX: Ý nghĩ: hay là những quan niệm và sự thông hiểu
- Chương X: Suy nghĩ cụ thể và suy nghĩ trừu tượng
- Chương XI: Suy luận kinh nghiệm và suy luận khoa học
- PHẦN BA: RÈN TRÍ NGHĨ
- Chương XII: Hoạt động và việc rèn trí nghĩ
- Chương XIII: Ngôn ngữ và việc rèn trí nghĩ
- Chương XIV: Quan sát và thông tin trong việc rèn trí nghĩ
- Chương XV: Bài học thuộc và việc rèn trí năng