Cuốn sách đoạt giải thưởng Sách Hay Quốc gia 2022
Nguồn Gốc Các Loài là tên rút gọn của cuốn sách Về Nguồn Gốc Các Loài Qua Con Đường Chọn Lọc Tự Nhiên, hay Sự Bảo Tồn Những Chủng Ưu Thế Trong Đấu Tranh Sinh Tồn (của Charles Darwin, xuất bản năm 1859). Đây là một cuốn sách khoa học hiếm có khi bán hết 1250 bản in lần đầu trong vòng một ngày và trong một thời gian ngắn đã làm “rung chuyển” cả thế giới. Cuốn sách này là kết quả của những quan sát của Darwin trong chuyến đi gần 5 năm, từ 1831 đến 1836, trên con tàu biển Beagle vòng quanh thế giới, cùng với những suy tư và nghiên cứu của ông trong hai mươi năm sau đó, trong đó ông đặt vấn đề có tính quyết định về biến đổi luận hay sự tiến hóa. Sách của ông đã được xuất bản nhiều lần, sửa đổi, liên tục cập nhật cho đến khi ông mất.
Trích dẫn tác phẩm Nguồn Gốc Các Loài
“Chúng ta vẫn còn biết ít về mối quan hệ qua lại của vô số cá thể trên thế giới trong suốt nhiều giai đoạn địa chất đã qua. Mặc dù còn nhiều điều mơ hồ và sẽ còn mơ hồ lâu dài nữa, nhưng tôi vẫn tán thành một cách chắc chắn là, sau khi nghiên cứu thận trọng và phán xét vô tư những việc mà tôi có thể làm được, quan điểm, mà hầu hết các nhà tự nhiên học đều tán thành cũng như tôi trước đây đã tán thành – cho rằng các loài được sáng tạo ra một cách độc lập – là sai lầm. Tôi hoàn toàn tin chắc rằng các loài không phải là bất biến; nhưng những loài thuộc vầ cái được gọi là các chủng giống nhau là những hậu duệ trực hệ của những loài khác đã tuyệt chủng hoàn toàn, cũng tương tự như là những biến chủng đã được công nhận của bất cứ loài nào là hậu duệ của những loài đó. Hơn nữa, tôi tin chắc rằng Chọn lọc Tự nhiên là nguyên nhân chính nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất của sự biến đổi.” (Trích Dẫn nhập, Nguồn gốc các loài)
“Chúng ta đã thấy rằng nhờ việc chọn lọc mà con người có thể tạo ra những kết quả rất lớn, và có thể bắt sinh vật thích nghi theo nhu cầu của bản thân mình, qua việc tích luỹ những biến dị nhỏ nhưng có ích mà bàn tay của Tự nhiên đã trao cho con người. Nhưng Chọn lọc Tự nhiên là một sức mạnh hoạt động không ngừng và vượt hơn hẳn so với khả năng nhỏ bé của con người bởi vì những tác phẩm của Tự nhiên là những tác phẩm của Nghệ thuật." (Trích Chương III: Đấu tranh sinh tồn)
Tác phẩm Nguồn Gốc Các Loài gồm 14 chương và 2 phụ lục
- Chương I: Biến đổi thuần hoá
- Chương II: Biến đổi tự nhiên
- Chương III: Đấu tranh sinh tồ
- Chương IV: Chọn lọc tự nhiên
- Chương V: Quy luật biến đổi
- Chương VI: Những khó khăn về mặt lý thuyết
- Chương VII: Bản năng
- Chương VIII: Sự lai giống
- Chương IX: Nhược điểm của cứ liệu địa chất
- Chương X: Sự tiếp biến về mặt địa chất của các sinh thể
- Chương XI: Phân bố địa lý
- Chương XII: Phân bố địa lý (Tiếp theo)
- Chương XIII: Mối quan hệ qua lại giữa các sinh thể: Hình thái học: Phôi thai học: những cơ quan sơ khai
- Chương XIV: Tóm tắt và kết luận
- Phụ lục 1. Bản tóm tắt lịch sử quá trình nhận thức về nguồn gốc các loài
- Phụ lục 2. Lời giới thiệu của Ngài Julian Huxley