Hồ Thích Thiền Học Án (Quyển Một) – Nghiên Cứu Thiền Tông Sử Sơ Kỳ
Học thuật của Bác Sĩ Hồ Thích thông quán Trung Tây. Sách Thần Hội Hòa Thượng Di Tập của ông khiến cả thế giới chú ý đến tư tưởng Thiền học Trung Quốc, lại càng khiến các học giỉa Nhật Bản đạt đến cao trào đối với nghiên cứu về vấn đề này.
Học thuật giới Nhật Bản trọng thị học vấn của Bác Sĩ Hồ Thích cũng như quan tâm đến phương pháp và thái độ nghiên cứu của ông. Thuở sinh tiền Bác Sĩ Hồ Thích có ba người bạn văn hóa là ba giáo sư Nhật Bản lừng danh: Một vị đã khứ thế là Suzuki Daisetz Tiên Sinh đã từng cùng Bác Sĩ Hồ Thích triển khai luận chiến liên hệ đến sơ kỳ Thiền Tông sử Trung Quốc. Còn hai vị tiên sinh kia là Iriya Yoshitaka và Yanagida Seizan, đều đã từng cùng Bác Sĩ Hồ Thích trao đổi thư tín đối luận về Thiền học.
Yanagida Seizan Tiên Sinh là đương đại quyền uy của Phật Học Nhật Bản. Ông thức tỉnh người đời, nhấn mạnh sự thành tựu về nghiên cứu sơ kỳ Thiền Tông sử của Bác Sĩ Hồ Thích cũng như nhận thức rằng Bác Sĩ Hồ Thích vào cuối đời vùi đầu vào việc nghiên cứu Thiền sử, cho nên chưa hoàn thành chuẩn bị chấp bút quyển hạ của sách Trung Quốc Triết Học Sử Đại Cương. Nãi Dương nhớ lại cách nhìn này, cho nên xin phép đem các luận trước Thiền học của Bác Sĩ Hồ Thích, xếp đặt có hệ thống cũng như chỉnh lý, thu thành một thiên, lấy tựa đề là Hồ Thích Thiền Học Án. Hồ Thích Kỷ Niệm Quán của Trung Ương Nghiên Cứu Viện nghe được tin này, vui lòng trợ giúp.
Thiết kế sách Hồ Thích Thiền Học Án chỉ nhằm tiện lợi nghiên cứu đủ để đại biểu vị tri thức nhân đa dạng này của Trung Quốc cận đại học vấn. Bác Sĩ Hồ Thích từng nói: “Muốn thu hoạch gì, thì phải vun trồng thế nào”. Nãi Dương vừa biên tập vừa học hỏi, cũng như công tác của người làm vườn, mong các hiền giả trong cũng như ngoài nước không hẹp lượng chỉ giáo!
Yanagida Seizan Tiên Sinh chủ biên sách này, đặc biệt tuyển chọn thiên “Bác Sĩ Hồ Thích và nghiên cứu sơ kỳ Thiền Tông Sử Trung Quốc” làm giải đề thông quán. Iriya Yoshitaka Tiên Sinh nhiệt tâm duyệt lại, còn viết thêm một thiên “Nhớ Hồ Thích Tiên Sinh”, khiến người ta cảm động. Ngoài ra, còn nhờ Mao Tử Thủy Tiên Sinh đai biểu trước tác quyền của Bác Sĩ Hồ Thích, đồng ý dẫn dụng di trước của Bác Sĩ. Đài Loan Chính Trung Thư Cục từ khởi nguyên hợp tác với Nhật Bản Trung Văn Xuất Bản Xã trong việc san hành. Chỉ việc này thôi cũng xin hết sức thâm tạ!
Nguyện đem sách này kính dâng hương linh Bác Sĩ Hồ Thích trên trời! - Lý Nãi Dương cẩn chí. 3/1/1975 tại Kinh Đô
MỤC LỤC:
HỒ THÍCH THIỀN HỌC ÁN
I. Bồ-đề-đạt-ma khảo 菩提達摩考 (Một chương của Trung Quốc Trung cổ Triết học Sử)
ĐÀN KINH KHẢO
- II. Đàn Kinh Khảo (1) (Bạt Tào Khê Đại sư Biệt truyện)
- III. Đàn Kinh khảo (2) (Ghi về Lục Tổ Đàn Kinh bản Bắc Tống)
THIỀN TÔNG THẾ HỆ THỜI ĐẠI BẠCH CƯ DỊ
- IV. Thiền tông Thế hệ Thời đại Bạch Cư Dị
- V. Hà Trạch Đại sư Thần Hội truyện
LĂNG-GIÀ SƯ TƯ KÝ TỰ
- VI. Lăng-già Sư tư ký Tự
- VII. Lăng-già tông khảo 楞伽宗考
PHỤ LỤC
- I. Từ các bản dịch nghiên cứu Thiền pháp Phật giáo
- II. Thiền học Cổ sử khảo
- III. Luận về Cương lĩnh của Thiền tông Sử
- IV. Hải ngoại Độc thư Tạp ký
CẢM NHẬN:
Hồ Thích làm học thuật và Suzuki Daisetz làm Phật giáo, giữa hai người có khoảng cách tương đương. Nói rõ ràng hơn nữa, Hồ Thích đã có tác dụng gì đối với việc phát triển của Phật giáo Trung Quốc hiện đại? Không rõ; trong khi Suzuki Daisetz luôn luôn muốn trong tư tưởng giới hiện đại Nhật Bản và Âu Mỹ, nhấn mạnh quyền tồn tại của người Thiền và Phật giáo. Hồ Thích thủy chung là một người theo chủ nghĩa hợp lý của Âu châu cận đại, Suzuki Daisetz thì lại phê phán chủ nghĩa hợp lý cận đại, đặt Thiền vào vị trí siêu việt, Suzuki nhận định rằng Thiền chính là Thiền, Phật giáo chính là Phật giáo, có khi còn có tính chất siêu việt lịch sử. Hồ Thích bài xích chủ trương này gọi đó là thần bí chủ nghĩa, không phải là hợp lý chủ nghĩa, lập trường của hai người giống như nước và lửa không thể bao dung nhau.
Yanagida Seizan