Tập sách về thế giới quan của một hình thức Phật giáo Trung Hoa được gọi là Hoa Nghiêm này là kết quả của khoảng một thập niên tác giả nghiên cứu nghiêm chỉnh không ngừng về nhiều hình thức khác nhau mà tư tưởng và hành trì Phật giáo đã nương theo từ khởi nguyên của chúng ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.
Tư tưởng Hoa Nghiêm rất khó lãnh hội và nếu không có một sự truyền thụ kiến thức thấu đáo tốt, phải chăng về các nền tảng của Phật giáo Ấn Độ, thì sẽ đánh mất đi rất nhiều sự phong phú và vẻ đẹp của Hoa Nghiêm. Tác giả đã cố gắng trợ giúp điều đó bằng cách kèm theo một chương về các tư tưởng Phật giáo Ấn Độ quan trọng nhất vốn có một hiệu quả nào đó trong việc hình thành của Hoa Nghiêm một cách giản lược. MỤC LỤC Lời nói đầu- Lưới ngọc Trời Đế Thích- Hoa Nghiêm tông- Bối cảnh Ấn Độ của Hoa Nghiêm- Tương tức (Đồng) Tương quan Nhân Quả- Tổng và biệt (Toàn thể và thành phần)- Vairocana (Tỳ Lô Giá Na)- Sống trong Lưới Trời Đế Thích.