"Kinh Pháp hoa nói: "Một là tất cả, tất cả là một". Ví dụ, một hạt cát gọi là một, một căn phòng cũng gọi là một, một thành phố cũng là một, một quả địa cầu, một khoảng hư không, đều là một. Nhỏ như hạt cát là một, to như hư không cũng là một, đây chẳng phải là đạo viên dung của "tất cả là một, một là tất cả" hay sao?
Cho nên không nên xem thường "một", một người làm quan vạn người không địch lại được; một chữ ngàn lượng, nói năng có khí phách; một ngọn buồm thuận gió, tiền đồ vô lượng. Cho dù "bát phong thổi không động", cũng có thể vì "một cái đánh rắm đã phải vượt qua con sông lớn", cho nên Phật giáo dạy "tất cả đều là không", hư không rất to lớn, hư không chẳng có gì nhưng trên thực tế nó lại bao hàm tất cả. Cho nên trong kinh có nói "một không phải là ít, nghìn tỉ không phải là nhiều", quả đúng như vậy thật."
(Trích Một là bao nhiêu)