Thoái Thực Kỳ Văn
Thoái thực ký văn (Ghi chép những điều nghe được lúc lui về dùng cơm) viết bằng chữ Hán, gồm 8 quyển. Đây là một công trình tổng hợp nửa khảo cứu, nửa bút ký, ghi nhiều việc, được xếp theo các thể loại sau:
1. Phong vực: nói về sự thay đổi của sông núi, đường sá từ thời Hùng Vương đến thời Minh Mạng. Có phụ chép về Cao Miên, Tiêm La và Miến Điện...
2 và 3. Chế độ: nói về tước cấp, bổng lộc, khoa cử (văn võ), quân chế, thuế lệ, tiền văn, quân cấp công điền...từ thời Lý đến thời Minh Mạng.
4. Nhân phẩm: nói về học hành và các nhân vật lịch sử từ thời Trần đến thời Minh Mạng.
5. Cổ tích(có phụ phần sơn xuyên): Phần nhiều nói về các đình chùa, miếu mạo, thành trì,...ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Về Lam Thành sơn (thuộc Nghệ An) có nói đến chuyện đồng trụ (cột đồng Mã Viện). Về sông có nói thêm về các đê điều.
6. Trưng ký(những điều lạ): ghi các chuyện thần thoại có liên quan đến các nhân vật lịch sử Việt Nam.
7. Tạp sự(chuyện vặt): ghi các chuyện vặt về thơ văn, thi cử, thành thánh, xử án,...
8. Vật loại: nói về cây cối, thóc lúa, ngô khoai chim muông,...và các loại khác như hoa, gỗ, tre, chè,...
---------
Về Tác giả:
Trương Quốc Dụng (1797 - 1864)
Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam chính biên liệt truyện, tập 2 quyển 29 thì Trương Quốc Dụng sinh ra ở xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà tỉnh Nghệ Tĩnh. Ông sinh năm Đinh Tị (1797).
Năm 25 tuổi Trương Quốc Dụng thi đỗ Hương cống, làm quan dưới 3 triều vua Nguyễn: Thiệu Trị, Minh Mệnh, Tự Đức. Cuộc đời làm quan có lúc thăng giảm nhưng những đóng góp của ông thì không ai có thể phủ nhận được.
Ngoài là vị tướng chỉ huy quân sự, Trương Quốc Dụng còn có những sáng tác văn học viết bằng cả chữ Hán chữ Nôm. Trong số lượng các tác phẩm còn lại của ông đáng chú ý hơn cả là tác phẩm Thoái thực kí văn, có dị bản có tên là Công hạ kí văn. Tác phẩm này đã được giới nghiên cứu quan tâm và từ khá sớm.