Ban đầu chúng tôi chỉ có ý định làm cuốn sách về đồ họa Phật giáo, một kho tàng văn hóa cổ Việt Nam vốn chưa được khai thác, những sách này bao gồm các bản in và các mộc bản lưu trữ tại các chùa Việt Namvà chúng tôi chỉ định khai thác đồ họa tranh, nhưng lúc đó họa sỹ Trương Hạnh e ngại một cuốn sách Phật Giáo thuần túy và cần phải xin phép của ban tôn giáo chính phủ, nên ông đề nghị làm cuốn Đồ họa cổ Việt Nam. Như vậy chúng tôi phải thêm các phần tranh dân gian vào sách và phần đồ họa Phật Giáo vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong sách (70%)
Đồ họa kinh sách phật giáo có cả ngàn năm lịch sử ít nhất từ thời Lý đến thời Nguyễn, nhưng do chiến tranh, thời gian đã không cho phép chúng ta có thể lưu trữ các ấn phẩm từ thời Lý, cổ nhất có thể tìm thấy bản in kinh chùa Vạn Đức, Hội An vào thế kỷ thứ 16, các bản in thế kỷ 17 cũng ko còn nhiều mà chủ yếu là vào thế kỷ 18,19 ở các chùa đồng bằng Bắc Bộ. Chưa kể một số lượng sách Nho giáo, Đạo Giáo, sách thuốc và các sách xã hội khác được ấn loát trong thời phong kiến đủ là một kho tàng đồ họa cổ Việt Nam đồ sộ.
"Cuốn sách Đồ họa cổ Việt Nam được nhóm làm sách chúng tôi khởi dựng từ những năm 1995/1996 cùng nhau thực hiện vào năm 1998 và được NXB in vào năm 1999, có thể nói không có họa sỹ Trương Hạnh thì cuốn sách khó có thể ra đời vì ông dành nhiều chi phí của NXB và công sức để in cuốn sách này, năm 2003 nhân có triển lãm văn hóa Việt Nam tại bảo tàng New York, quỹ Ford đã tài trợ cho chúng tôi tiền dịch cuốn sách đó ra tiếng Anh, người dịch là tiến sỹ ngôn ngữ Thế Hùng, kho đó ông đã gần 80 tuổi" - Phan Cẩm Thượng