Ý tưởng viết về tâm lý học đám đông đã đến với tôi vào cái ngày tôi thấy rõ một thực tế che mờ tất cả những cái còn lại, dù điều đó là tốt hay xấu. Thực tế đó vào đầu thế kỷ người ta có thể nói chắc chắn về sự thắng lợi của quần chúng; ở cuối thế kỷ người ta lại hoàn toàn bị dẫn dắt bởi các thủ lĩnh. Lần lượt những cuộc đảo lộn xã hội đã làm rung chuyển hầu khắp các nước trên thế giới, mở đường cho các chế độ mà người đứng đầu là thuộc số những nhân vật nắm quyền tối cao. Những thủ lĩnh tối cao và nhiều người ngang hàng họ đã và đang đặt quyền lực tuyệt đối lên đám đông và yêu cầu đám đông phải trung thành tuyệt đối với họ. Bây giờ ta đi xuống một bậc để quan sát những điều diễn ra trong các phe phái, các Giáo hội, các khuynh hướng vv...: đâu đâu cũng hiện tượng đó phổ biến trong các cơ thể xã hội bằng sự bắt chước và không một phong trào nào chống lại được nó.
Các cuộc trỗi dậy thắng lợi, các chế độ nối tiếp nhau xuất hiện, các thiết chế của quá khứ tan thành tro bụi, nhưng hành trình đi lên của các thủ lĩnh thì vẫn diễn ra theo cách không cưỡng lại được. Tất nhiên họ luôn luôn đóng một vai trò trong lịch sử, nhưng chưa bao giờ vai trò này lại có tính quyết định đến thế, chưa bao giờ nhu cầu về các thủ lĩnh lại lớn đến thế. Như vậy vấn để bắt đầu được đặt ra như sau: một sự thăng tiến như vậy có thể tương thích với nguyên tắc bình đẳng nền tảng của mọi sự lãnh đạo trong các nước văn minh), với sự tiến bộ của quần chúng trong quân sự và văn hóa và sự phổ biến của các khoa học được không? Nó có phải là kết quả tất yếu của các đặc điểm của xã hội hiện đại mà nó dường như là không thể tương thích? Hay vì lúc đầu khi da số chiếm quyền lực thì nó tạm thời chuyển vào tay của một thiểu số, cho đến lúc hắn tước lấy nó ở tất cả những người còn lại. Con người duy nhất đó tự mình hiện thân cho luật pháp...