Mở đầu cuốn sách sẽ là một câu nói thế này: “Rao giảng Đạo đức thì dễ, để tìm thì mới khó”. (Moral predigen ist leicht, Moral begründen schwer – SCHOPENHAUER, trích từ tác phẩm Ueber den Willen in der Natur; tr. 128)
Cuốn sách này dù cho không phải tác phẩm được biết đến nhiều nhất của A.Schopenhauer, nhưng nếu ta tìm hiểu về câu chuyện đằng sau tác phẩm thì ta có thể thấy rằng “Bàn về Nền tảng đạo đức” là tác phẩm mà ông đeo đuổi cho đến cuối đời.
Năm 1837, Học viện Khoa học Hoàng gia Đan Mạch tổ chức một cuộc thi luận bàn về triết học đạo đức, A.Schopenhauer đã gửi đến Copenhagen bản thảo sơ khai của “Bàn về Nền tảng đạo đức” (nguyên văn tiếng Đức: Ueber die Grundlage der Moral). Tác phẩm đã không đạt giải dù không có ứng cử viên nào tham gia khi ấy. Sau đó, ông đã chỉnh sửa bản thảo và bổ sung một bài luận sâu cay và thú vị. Đến cuối đời, ngay trước khi mất, ông lại tiếp tục sửa luận thuyết về đạo đức này của mình, và đó là những chữ cuối cùng trước khi qua đời của ông.
Bản luận thuyết này trả lời cho vấn đề mà học viện đặt ra, đó là: “Liệu nguồn gốc và nền tảng của Quy tắc đạo đức có được tìm kiếm trong một ý tưởng về đạo đức nằm ngay trong ý thức (hay lương tâm), và trong việc phân tích các quan niệm luân lý chủ đạo khác phát sinh từ đó không? Hay là nó được tìm thấy trong một số nguồn kiến thức khác?”
Schopenhauer đã bác bỏ nền tảng đạo đức siêu hình của Kant và rất gay gắt khi nhắc tới Hegel hay Fichte cũng như các dạng phái sinh quan điểm của Kant. Với Schopenhauer, nền tảng của đạo đức là “lòng trắc ẩn”, và ông đã chỉ ra các động cơ trái đạo đức cơ bản trong bản chất con người là “Tính vị kỷ” và “Ác ý”.
Schopenhauer đã kết luận, mọi hành động của con người đều xuất phát từ 3 nguồn gốc chính là Vị kỷ, Ác ý và Lòng trắc ẩn; hoặc là Vị kỷ và Lòng trắc ẩn; hoặc là Vị kỷ và Ác ý.