Tại sao triều đình nhà Nguyễn nghiên cứu các thể chế liên quan đến cơ cấu chính quyền, tổ chức hành chính, chế độ thi cử... của nhà Thanh nhưng chỉ áp dụng một số định chế đó vào triều đình của mình và từ chối sử dụng một số định chế khác? Phải chăng lựa chọn này chịu tác động của văn hóa truyền thống Việt Nam cũng như ảnh hưởng của các động lực văn hóa, tôn giáo, xã hội và chính trị từ các nước Đông Nam Á láng giềng: Nhà sử học Alexander Woodside đã cố gắng trả lời hai câu hỏi này trong nghiên cứu đặc sắc VIỆT NAM VÀ HÌNH MẪU TRUNG HOA - Nghiên cứu so sánh về chính quyền dân sự nhà Nguyên và nhà Thanh nửa đầu thế kỷ XIX.
Nghiên cứu này khảo cứu rất nhiều nguồn tư liệu thế kỷ XIX để phân tích và thảo luận các thể chế và chính sách của nhà Nguyễn, trong tương quan so sánh với nhà Thanh, từ các thể chế hành chính, chế độ thi cử,... tới chính sách quân sự, ngoại giao...
Công trình nghiên cứu VIỆT NAM VÀ HÌNH MẪU TRUNG HOA được Nhà xuất bản Đại học Harvard xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên năm 1971, đây cũng chính là luận văn tiến sĩ mà Alexander Barton Woodside hoàn thành tại Harvard năm 1968.