Trước nay, chúng ta thường nhầm lẫn giữa “biện luận”, “hùng biện” và “diễn thuyết”… từ đó dẫn đến sự phân tích và đánh giá sai tính khả tín của các diễn ngôn và văn bản. Mặc dù “Biện Luận” của Aristotle là một tác phẩm quan trọng trong phương pháp tư duy và biểu đạt, nhưng sự nhầm lẫn giữa “biện luận” và “hùng biện” hay “diễn thuyết” đã khiến tác phẩm bị hiểu theo chiều hướng thuyết phục niềm tin của người nghe.
Trên thực tế “Biện Luận” của Aristotle là một công cụ tư duy để truy vấn các luận điểm và biểu đạt thực tại thông qua ngôn ngữ. “Biện luận” bàn về cấu trúc của các lập luận, bao gồm cả tam đoạn luận và phép ẩn dụ, đồng thời đưa ra các hướng dẫn để truyền đạt hiệu quả, bao gồm cả việc sử dụng ngôn ngữ, phong cách và giọng điệu. Ngoài ra, “Biện luận” cũng rất quan trọng khi đi sâu vào quan điểm của Aristotle về chính trị và vai trò của biện thuyết trong việc định hình dư luận cũng như ảnh hưởng của bộ môn này đến các quyết định chính trị.
“Biện Luận” cần thiết cho bất cứ ai hoạt động trong ngành khoa học thông tin, báo chí, truyền thông, nghiên cứu, pháp luật. Và mỗi sinh viên, dù ở ngành học hay cấp bậc nào, cũng cần biết cách “Biện Luận” để thực hiện các tiểu luận, luận văn, luận án nghiên cứu có giá trị. Cuốn sách đặc biệt hữu ích trang bị công cụ tư duy cho những ai không muốn bị thao túng tâm lý bởi các thuật ngụy biện thường thấy.
Trích dẫn sách Biện Luận - Aristotle
"Theo Aristotle, logic liên quan tới lý luận để đạt được sự chắc chắn khoa học trong khi biện chứng và biện luận lại liên quan đến tính không chắc chắn (probabililty), và bởi vậy, chúng chỉ là những phân nhánh của triết học và phù hợp nhất cho các vấn đề của con người. Biện chúng là công cụ cho các tranh biện triết học: một phương tiện cho những ai có kỹ năng đầy đủ trong việc kiểm tra tri kiến không chắc chắn để học tập. Trái lại, biện luận là công cụ để tranh biện thực tiễn nhằm biện thuyết với công chúng vốn sử dụng các tri kiến không chắc chắn để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Biện chúng và biện luận tạo thành cặp bài trùng trong hệ thống của sự biện thuyết dựa trên tri thức chứ không phải sự thao túng hay lược bỏ dữ kiện." - W. Rhys Roberts, giáo sư tiếng Hy Lạp tại Đại học Bangor, Anh quốc, 1884-1904, và giáo sư cổ điển học tại Đại học Leeds, Anh quốc, 1904-22.
Mục lục sách Biện Luận
- QUYỂN I – GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
- Chương 1 – Biện luận là gì
- Chương 2 – Thành phần của biện luận
- Chương 3 – Ba loại biện luận
- Chương 4 – Chủ đề mà người diễn thuyết chính trị phải biết
- Chương 5 – Quan điểm thường thấy về hạnh phúc
- Chương 6 – Quan điểm thường thấy về tốt và xấu đối với con người
- Chương 7 – So sánh hơn kém về tốt và xấu
- Chương 8 – Các mô hình nhà nước nên biết
- Chương 9 – Quan điểm thường thấy về cao quý
- Chương 10 – Định nghĩa về hành động sai trái
- Chương 11 – Vui thú là gì
- Chương 12 – Tâm thức và hoàn cảnh của người làm điều sai trái và nạn nhân của họ
- Chương 13 – Hành động công chính và bất chính
- Chương 14 – Hành động sai nhiều hơn và ít hơn
- Chương 15 – Các cách thức biện thuyết bên ngoài biện luận
- QUYỂN II – CẢM XÚC VÀ CÁC CÁCH THỨC BIỆN THUYẾT
- Chương 1 – Giới thiệu về cảm xúc và nhân cách của diễn giả
- Chương 2 – Giận dữ
- Chương 3 – Bình tĩnh
- Chương 4 – Tình thân hữu và lòng thù hận
- Chương 5 – Lo sợ và Tự tin
- Chương 6 – Xấu hổ và Trơ trẽn
- Chương 7 – Lòng nhân
- Chương 8 – Lòng thương hại
- Chương 9 – Lòng căm phẫn
- Chương 10 – Đố kỵ
- Chương 11 – Ganh đua
- Chương 12 – Tính cách Tuổi trẻ
- Chương 13 – Tính cách Người lớn tuổi
- Chương 14 – Tính cách Tráng niên
- Chương 15 – Tính cách Người hảo vận
- Chương 16 – Tính cách Người giàu
- Chương 17 – Tính cách Người có quyền
- Chương 18 – Mỗi người là một thẩm phán
- Chương 19 – Khả năng và Bất khả
- Chương 20 – Sử dụng Ví dụ
- Chương 21 – Sử dụng Cách ngôn
- Chương 22 – Kiếm tìm nguyên liệu cho Tiền đề mập mờ
- Chương 23 – Các cách mở đầu một lập luận
- Chương 24 – Các loại ngụy biện
- Chương 25 – Bác bỏ lập luận
- Chương 26 – Khuếch đại và Thu hẹp
- QUYỂN III – PHONG CÁCH
- Chương 1 – Giới thiệu ngắn
- Chương 2 – Thế nào là phong cách diễn thuyết tốt
- Chương 3 – Nguyên nhân của mỹ cảm ngôn ngữ kém
- Chương 4 – Ví von giống với ẩn dụ
- Chương 5 – Tính đúng đắn, yêu cầu cơ bản để có phong cách tốt
- Chương 6 – Chính xác và nghiêm túc trong phong cách
- Chương 7 – Sự phù hợp của phong cách
- Chương 8 – Nhịp điệu phù hợp
- Chương 9 – Phong cách cũ theo lối tự do được thay thế bởi phong cách ngắt nghỉ
- Chương 10 – Lời nói sống động và hấp dẫn
- Chương 11 – Định hình cách nhìn của người nghe
- Chương 12 – Phong cách phù hợp với mỗi loại biện luận
- Chương 13 – Hai phần không tách rời: phát biểu và chứng minh
- Chương 14 – Chức năng và nội dung của dẫn nhập
- Chương 15 – Cách thức loại bỏ định kiến
- Chương 16 – Chức năng và nội dung của kể chuyện
- Chương 17 – Chức năng và nội dung của lập luận trong diễn thuyết chính trị
- Chương 18 – Chất vấn và phản hồi
- Chương 19 – Dạng thức và nội dung của lời kết