Ngày càng có nhiều người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội. Điều này phần nhiều đến từ sự khác biệt trong hoạt động và khoảng cách tâm lý, dẫn đến hiểu nhầm, mẫu thuẫn, thậm chí là xung đột.
Khi giao tiếp, chúng ta thường vướng mắc trong việc tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi:
- Anh ấy đang che giấu điều gì mà tỏ thái độ như vậy?
- Cô ấy nói câu đó là có ý gì?
- Có phải mình đã nói sai gì không, sao đối phương không trả lời?
Để giải đáp những câu hỏi trên, để làm chủ được giao tiếp xã hội, chúng ta cần phải trang bị cho mình một kỹ năng mềm “nhìn người chuẩn đến xương cốt” - đó chính là kỹ năng ĐỌC VỊ.
Đọc vị là kỹ năng quan trọng giúp chúng ta thăm dò những hoạt động tâm lý của một người dựa trên ngôn ngữ cơ thể hay biểu hiện bên ngoài của họ. Không chỉ vậy, đọc vị cũng giúp bạn nhận biết hoặc hiểu rõ hơn về tính cách của bản thân.
Với chín chương trong cuốn sách Dùng tâm lý học đọc vị người khác, tác giả Tống Phi chia sẻ cách ứng dụng một số kiến thức tâm lý khi quan sát các tín hiệu trong giao tiếp, dựa trên các khía cạnh như ngoại hình, biểu cảm trên khuôn mặt, hành động vô thức, môi trường sống, ngôn ngữ,… Ngoài ra, sách còn cung cấp những bài trắc nghiệm vô cùng lý thú để bạn tìm biết bản thân và người khác, từ đó tự tin hơn trong cách đối nhân xử thế.