Trong “Con Tàu Trắng” cũng như trong truyện “Con chó khoang chạy ven biển” nhân vật chính đều là trẻ em. Hai chú bé cùng độ tuổi cùng ngây thơ trong trắng. Cả hai đều yêu mến cái đẹp cái nhân hậu lẽ công bằng tâm hồn cả hai em đều được nuôi dưỡng bằng những huyền thoại và truyền thuyết đẹp đẽ cả hai đều giàu tưởng tượng và ước mơ nhưng sự va chạm về thực tế khắc nghiệt đã dẫn đến hai hiệu quả trái ngược: chú bé côi cút trong “Con Tàu Trắng” đơn độc một mình đối diện với cái tàn bạo trong cuộc sống (đến cả ông Mô-mun cũng phản lại lý tưởng mà chính ông nuôi dưỡng trong tâm hồn hai đứa cháu) chú đành giã từ cõi sống để giữ nguyên vẹn những mộng ước đẹp của mình để phủ nhận cái Ác. Trái lại Kirixk (trong truyện “Con chó khoang chạy ven bờ biển”) sống trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu trìu mến và sáng suốt của những con người giản dị mà cao thượng và chỉ trong mấy ngày trải qua thử thách ác nghiệt nhân cách của chú bé lớn hẳn lên chú đã được rèn luyện thành chiến sĩ. Tác giả đặt ra với chúng ta vấn đề trọng đại về trách nhiệm của xã hội đối với trẻ em đối với thế hệ tương lai.
Trong cả hai tác phẩm giới thiệu ở đây các nhân vật đều đem lại cho người đọc niềm tin vào thắng lợi của cái Thiện đối với cái Ác của ánh sáng đối với bóng tối. Triết lý của Aitmatốp bao giờ cũng là triết lý của chủ nghĩa lạc quan lịch sử.
Dịch giả Phạm Mạnh Hùng