Tác phẩm kể lại những mẩu chuyện có phần khác lạ và ít người biết đến của các hệ thống thần thoại nổi tiếng như: Hy Lạp, Bắc Âu, Ai Cập, Celtic và Nhật Bản. Bên cạnh đó, tác phẩm còn có bổ sung một vài các chi tiết bên lề thú vị cho độc giả, đồng thời đưa ra cảm nghĩ cũng như nhận xét của nhóm tác giả và đưa cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về các vị thần. Tác phẩm gồm 6 chương lớn bao gồm Hy Lạp, Bắc Âu, Ai Cập, Celtic và một phần Phụ lục kèm các tranh vẽ cổ điển có chủ đề về các câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp.
Lời khuyên của Biên tập viên dành cho việc đọc cuốn sách
Một cách tiếp cận hoàn toàn mới với thần thoại khi cuốn sách không chỉ đưa chúng ta đến với duy một nền thần thoại mà là rất nhiều nền thần thoại khác nhau. Không những vậy, văn phong dí dỏm hài hước dễ tiếp thu của cuốn sách cũng chính là một điểm mới lạ. Hướng tiếp cận cũng rất mới mẻ khi cuốn sách không chọn kể lại những câu chuyện truyền thống đã quá đỗi quen thuộc mà lựa chọn những câu chuyện có hơi hướng “hài kịch đen” khiến người đọc không khỏi phải thốt lên “Thần với chả Thoại”.
Câu nói hay dành tặng bạn
“Trong khi ở các nền tín ngưỡng khác, con người luôn muốn trở nên giống như các vị thần, thì ở trong thần thoại Hy Lạp, các vị thần muốn được như con người.” “Đối với tôi, thần thoại Bắc Âu là một nền thần thoại rất nam tính.”
“Khi đọc thần thoại Ai Cập, cái chúng ta nhìn thấy là một thời đại phồn vinh cổ xưa mà chúng ta không quan tâm nó có từng tồn tại hay không, nhưng chúng ta vẫn cảm thấy nó hiện hữu thật hơn bao giờ hết. Và chúng ta sẽ học được rằng khi đôi mắt của con người nhắm lại, thì đó mới là lúc cuộc hành trình bắt đầu.”
“Trên quan điểm của tôi, thần thoại Celtic là một nền thần thoại dành cho những kẻ mơ mộng.”
“Thần thoại Nhật Bản là nền thần thoại của các linh hồn.”