Có thể nói, thế kỷ XVIII là thế kỷ đầy biến động nhất trong lịch sử Việt Nam. Trên cơ sở cuộc nội chiến kéo dài 45 năm (1627 - 1672) giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, một thế lực chính trị mới ra đời ở phía nam, thường được các thương thuyền phương Tây gọi là Đàng Trong (của chúa Nguyễn), đối nghịch với Đàng Ngoài của chúa Trịnh. Nhưng cả hai đều vẫn tôn phò nhà Lê, dù chỉ trên danh nghĩa. | Do điều kiện tự nhiên và lịch sử quy định, tiến trình xã hội của hai đang diễn ra theo hai xu thế khác nhau dưới sức ép của chủ nghĩa tư bản phương Tây đang trên đà phát triển với tham vọng tìm kiếm thuộc địa ở Đông Nam Á. | Đàng Ngoài vẫn tiếp tục vận động trong cơ chế của một xã hội nông nghiệp theo khuôn khổ Nho giáo đã thâm căn hàng ngàn năm, dù có mang dáng dấp hơi khác lạ của chế độ Mạc phủ Nhật Bản.
Nam tiến là xu thế trong lịch sử dân tộc Việt Nam, từ Thuận Quảng bằng con đường ngoại giao và áp lực quân sự qua các cuộc “chiến tranh ủy quyền”, tiến trình Nam tiến được đẩy nhanh. Đến giữa thế kỷ XVIII, biên cương Đàng Trong từ núi Đá Bia kéo dài đến tận Cà Mau - Hà Tiên - Phú Quốc. - Hoàn tất cuộc Nam tiến đưa đến bảng sơ kết về thành tựu của gần hai trăm năm khai hoang mở cõi với sự hình thành