Xuất thân từ một gia cảnh nghèo đói, Chun Tae-il bước vào đời trong một tư thế thua thiệt: làm một công nhân may mặc ở khu xưởng Pyounghwa, Seoul vào khoảng giữa thập niên 1960. Đó là môi trường điển hình của vấn nạn người làm công ăn lương bị bóc lột, ép làm việc nặng nhọc với mức lương bèo bọt, phải chịu đựng những quy định lao động hà khắc của giới chủ...
Tinh thần phản kháng trước những bất công trong quy định lao động đương thời đã thôi thúc Chun Tae-il chọn lấy con đường hành động có tính cách mạng về pháp lý và trực tiếp hơn, là khởi xướng một phong trào hành động nhằm cải thiện tình hình làm việc của công nhân.Việc cất lên tiếng nói chính trực và hành động giành lại công bằng cho giới cần lao đã dẫn đến một kết cục bi thảm, nhưng ở đó Chun Tae-il chính thức trở thành một biểu tượng quật khởi.
Ngày 13.11.1970, chàng trai Chun Tae-il đã tự thiêu cùng với cuốn Luật tiêu chuẩn lao động trong tay. Câu chuyện về Chun Tae-il trở thành một điển cứu vô giá cho xã hội hiện đại, không chỉ ở Hàn Quốc, mà còn ở bất cứ quốc gia nào.