Tất cả danh mục

Thôn 9 Hóc

Giá bìa: 90.000 ₫

Giá bán tại NETA: 81.000 ₫

Tiết kiệm: 9.000 ₫-10%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại Sách Khai Trí

  1. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)
  2. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM và 300.000đ ở Tỉnh/Thành khác  Xem chi tiết
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    04-2020
  • Kích thước:

    13 x 19 cm
  • Nhà xuất bản:

    NXB Văn Hóa - Văn Nghệ
  • Hình thức bìa:

    Bìa mềm
  • Số trang:

    120
Thôn “9 hóc”

“Thôn 9 hóc ngắn, nhưng những kỷ niệm trải qua 9 hóc lặng lẽ, chảy dài trong tôi, mải miết.

Thôn 9 hóc là một tập truyện dài dày dặn và trọn vẹn hơn khởi từ tập tạp bút Về lại Ô Loan (2016). Về lại Ô Loan gồm 40 tạp bút viết ròng rã về mẹ, nhiều người hỏi tôi, sao không viết về ba, không có ba à? Có chứ. Tôi có ba nhưng từ hồi nào đến giờ tôi ở cạnh ba không quá một ngày. Trong tập truyện dài này có lấp ló bóng dáng của ba (nhưng đó chỉ là hư cấu). Trong cuốn tạp bút, câu chữ tuôn ra theo dòng hồi ức tuổi thơ, tình yêu xóm làng, đồng ruộng... Tôi "làm mới" bằng cách ghép lại bức tranh làng quê, qua góc nhìn và tâm tư của một người gắn bó với mảnh đất đã nuôi mình lớn khôn...



Qua tập truyện ngắn, tác giả sẽ dẫn bạn đọc đến với một cảm xúc mới của một vùng đất nhỏ ở Phú Yên, về những chuyện làng quê, chuyện buồn vui gia đình, cái nôn nao của cảm giác thương lắm quê mình. Nếu là một người con xa quê, bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác thổn thức và nhớ hơi ấm dịu dàng mà lặng thầm của “mẹ”. Các truyện nhỏ trải dài trong tập sách có thể kể đến như Thôn 9 hóc; Tiếng con tắc kè kêu ở xóm hóc Kè và trái ổi giẻ; Cái trổ máng ở xóm hóc Son; Tiếng kêu “cút kít, cò ke” xóm hóc Tre; Chia ra ba hóc; Đi coi ké World Cup ở xóm hóc Ké; Mùa keo chín ở hóc Bà Nỗ; Từ hóc Mằng Gà qua lại hóc Ông Ngõ; Dòng nước hóc Bướm; Đài truyền thanh xóm hóc Ống; Gái đẹp La Hai mưu sinh ở hóc Ống…



Vì sao gọi là thôn 9 hóc???

Thôn có 9 địa danh... bắt đầu từ chữ "hóc". Mỗi "hóc" là một xóm nhà, dựa lưng vào vách núi, phía trước là cánh đồng vắng. Địa hình ở đây khác lạ, cánh đồng ruộng trải dài, cứ 200 đến 300 mét cánh đồng "thọc" (tức ăn sâu) vào hốc núi gọi là "hóc". Thôn "9 hóc", rất là lạ lẫm.

Thôn “9 hóc”, được bao bọc bởi hai con sông: sông Con (hay còn gọi là sông Trà Bương) và sông Cái (hay còn gọi là sông Kỳ Lộ, sông lớn thứ hai ở Phú Yên, sau sông Ba). Mỗi hóc có riêng một cánh đồng nhưng có cánh đồng rộng không quá 10 giạ giống ruộng (1 giạ giống là 1.000m2).

Thời đi học cấp 2 (trung học cơ sở), trường học nằm bên kia sông Con, nên từ nhà tôi đi bộ xuống, qua sông đến trường. Chiều đi học về tôi theo Phượng (bạn học cùng lớp) bước ngược lên nhà Phượng ở đầu thôn, vì vậy thời niên thiếu, bàn chân tôi “tóm gọn” đoạn đường qua thôn “9 hóc”.

Xóm hóc Kè (xóm đầu tiên tính từ trên xuống) nằm dưới chợ Đồng Thành có khoảng 50 ngôi nhà chạy viền theo dưới chân dãy núi nhỏ.

Xin giới thiệu những đoạn trích từ tập truyện dài Thôn "9 hóc":

* Ở thôn "9 hóc", tôi với Phượng là bạn học cùng lớp. Bên hông nhà Phượng có cây ổi sẻ. Đi học về vào nhà bỏ cặp, thay quần áo, Phượng cùng tôi "thượng" lên chảng ba cây ổi sẻ, hái trái ổi tròn lẳn chấm muối ớt ăn. Cây ổi đó ruột đỏ, trái nào to lắm "em em" cổ tay. Tôi "hùn" gói muối ớt ăn ổi với Phượng.

* Thôn "9 hóc" chỉ có một lò rèn. Ở thôn "9 hóc" có thuật ngữ lạ thường nói mỗi khi đến lò rèn, đó là khi làm ra sản phẩm mới, gọi là "cháy", như cháycái rựa, cái dao. Còn cái rựa cùn làm thành rựa bén gọi là "o" lại cái rựa, hay như cái cuốc cùn dày lưỡi, thợ rèn đập ra cho mỏng mép gọi là "me" lại cái cuốc.

* Mùa World Cup, thôn "9 hóc" chỉ nhà ông Ba Tính có ti vi "bụng bự" (ti vi đời cũ có đuôi dài về phía sau), gắn ăng-ten râu. Tối, cả xóm đến xem, chủ nhà tốt bụng đem mấy cái đẩu (ghế) ra giữa sân để người trong xóm ngồi coi.

* Sông Cái chảy qua khỏi vực Lò, "ghé" vào thôn "9 hóc" đầu tiên là vực hóc Bướm. Từ ngày có trạm bơm hóc Bướm đưa nước về, cánh đồng hóc Mằng Gà no nước, ruộng lúa "ôm cua" qua xóm nhà. Có nhà màu xanh ruộng lúa "ghé" sát sau hè, có nhà chiều ngồi uống nước trà bên góc sân thò tay ra bứt được gié lúa.

* Tính từ ngày ruộng nhà tôi "mất mùa riêng" đến năm trạm bơm hóc Bướm đưa nước về, rồi cánh đồng hóc Mằng Gà "được mùa" lúa chét, kéo cưa chín năm, thời gian dài như tiếng con tắc kè kêu rời rạc năm nào. Cái rễ gốc mít trước ngõ lúc tôi vấp ngã làm đổ thau gạo, qua chín năm trồi to lên thấy rõ.

* Tiếng kêu “cút kít, cò ke” xóm hóc Tre. Hết mùa lúa “gối đầu” qua mùa mía. Nối theo cánh đồng ruộng hóc Tre là động Gò Rộng “thọc” sâu vào trong núi, người quanh vùng trồng mía. Ở xóm hóc Tre quanh năm suốt tháng, hầu như nhà nào cũng “thủ” sẵn lu đường đen (hay còn gọi là đường trầm). Người lớn đi cày trưa về đói rã người tay run, nhìn xuống nhà dưới nồi cơm mới bắc lên bếp chưa kịp sôi, chợ quán thì cách quá xa, vô nhà múc chén đường đen ăn với đậu phộng, lát sau thấy người khỏe lại ngay. Còn sáng sớm đi cuốc cỏ hoặc nhổ sắn, trong nhà cạn thức ăn, vốc nắm cơm nguội chấm ăn với đường đen cũng no bụng. Có hôm nấu nồi cháo trắng, cả nhà ngồi ăn với “món” đường đen cũng qua bữa ngon lành.



* Kỷ niệm ở thôn “9 hóc”, cái gì cũng qua nhưng gần gũi, duy chỉ có Phượng là cách xa. Phượng đi xa, tôi ở lại “gánh” cuộc đời qua thôn “9 hóc”.

Thôn “9 hóc” còn có khác lạ nữa là chia ra 3 khu vực: Thạnh Thượng, Thạnh Trung và Thạnh Hạ. Xóm hóc Ống nằm nằm ở cuối Thạnh Trung, đầu Thạnh Hạ dưới chân trụ sở thôn, mà trụ sở thôn nằm ở trung tâm chiều dài thôn. Từ xóm hóc Ống xuống đến hết Thạnh Hạ là xóm dân cư trải dài, không có cánh đồng “thọc” (ăn sâu) vào nên không có thêm cái “hóc” nào khác. Trên giấy tờ gọi là thôn Thạnh Đức (xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên). Còn thôn “9 hóc” do tôi đặt ra, trên cơ sở 9 địa danh bắt đầu từ chữ “hóc”.

Thôn “9 hóc” ngắn nhưng những kỷ niệm trải qua “9 hóc” lặng lẽ, chảy dài trong tôi, mải miết.
Sách Thôn 9 Hóc của tác giả Mạnh Hoài Nam, có bán tại Sách Khai Trí với ưu đãi Bao sách miễn phí
Thôn 9 Hóc

Giá bìa: 90.000 ₫

Giá bán tại NETA: 81.000 ₫

Tiết kiệm: 9.000 ₫-10%