Kể từ ngày người vợ bỏ đi, ông Vĩnh Hoài đã phải chịu đựng khoảng thời gian cô đơn cùng cực, thế nhưng đây không phải chỉ là sự biến mất của một người vợ mà còn là của một người mẹ.
Hai chị em Diễm và Nguyện một mặt phải chứng kiến nỗi đau của cha, một mặt phải tự lớn lên giữa những cảm xúc xáo trộn của chính mình. Diễm đi qua một cuộc tình bấp bênh còn Nguyện tha thiết muốn biết tình yêu là gì. Diễm nhẹ nhàng đi tìm sự hàn gắn còn Nguyện vô tư lao vào đời như muốn phá mọi thứ tan ra.
Một Ngày Rồi Thôi là câu chuyện về những trái tim khao khát yêu và khao khát được yêu. Câu chuyện về những người trẻ với tâm hồn thanh tao, mơ mộng, và phảng phất buồn tựa như những cơn mưa xứ Huế.
Thông tin tác giả
Bà sinh ngày 11 tháng 12 năm 1939 tại Huế thuộc Liên bang Đông Dương. Năm 1957, bà chuyển vào sinh sống ở Nha Trang rồi đến năm 1960 bà vào Sài Gòn học Đại học Văn khoa và Luật nhưng bà bỏ ngang, không học hết mà lên Đà Lạt dạy học. Đến năm 1966, bà chuyển sang chuyên tâm viết tiểu thuyết.
Cùng với văn xuôi, Nguyễn Thị Hoàng còn tham gia sáng tác thơ và từ đó bà trở thành một người nổi tiếng trong giới văn nghệ chuyên viết về những mâu thuẫn nội tại của giới trẻ Sài Gòn trong suốt thập niên 1960.
Theo Phạm Chu Sa, Nguyễn Thị Hoàng là một trong những nhà văn nữ tài năng thật sự và tên tuổi đã được khẳng định ở miền Nam trước 1975. Bà có những tiểu thuyết với giọng văn trau chuốt bóng bẩy và là một trong vài tác giả có sách bán chạy nhất thời đó.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, bà hầu như biến mất khỏi giới nghệ thuật.