Trong cuốn “Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc”, giáo sư Ryoko Chiba chia sẻ những đúc kết của bà sau nhiều năm nghiên cứu và làm việc trong ngành Dược. Theo tác giả, nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống hay chính cách suy nghĩ của mình.
Bên cạnh những chia sẻ về thuốc, tác giả còn cung cấp nhiều lời khuyên và kiến thức như cách rửa tay của các dược sĩ, cách sử dụng vitamin, thời điểm ăn cam, chanh cho hợp lý, hay cách phòng tránh chứng sa sút trí tuệ, vai trò của nước bọt, và mặt tiêu cực của những sản phẩm kháng khuẩn, nước xả vải…
Cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc những phương pháp cụ thể để giúp bạn sống khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
Tác giả Ryoko Chiba chia sẻ trong lời mở đầu cuốn sách Sống Khỏe Mạnh Không Phụ Thuộc Vào Thuốc
Cuộc sống hằng ngày của những người làm trong lĩnh vực y dược hay các dược sĩ đều vây quanh các loại thuốc. Trong suốt 40 năm nay, bản thân tôi đều sống những ngày tháng chỉ cần nghe tên thuốc là ngay lập tức hình dung đến công thức hay cấu tạo hóa học của chúng.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là cuộc sống của chúng tôi dựa hết vào các loại thuốc hoặc là không hoàn toàn tin tưởng vào các loại thuốc. Mặc dù rất quen thuộc với thuốc nhưng có lẽ chúng tôi lại là những người tránh xa thuốc hơn ai hết.
Bạn có biết nguyên nhân là gì không?
Đó là bởi chúng tôi không chỉ hiểu rõ những công dụng bề ngoài của thuốc mà còn biết được cả những mặt tối phía sau. Chính vì thế, thật khó để chúng tôi có thể thật sự tin tưởng vào thuốc.
Điều đầu tiên mà chúng tôi dạy cho các sinh viên khoa Dược chính là “thuốc rất nguy hiểm”. Đây không phải là điều gần đây mới áp dụng mà từ 40 năm trước khi học ở khoa Dược, tôi đã được dạy như vậy. Nói đúng hơn, quan điểm “thuốc là thứ nguy hiểm” đã ăn sâu bén rễ trong tâm trí những người học Dược
Như mọi người vẫn biết, thuốc (thuốc Tây) là sản phẩm hóa học và tất cả các sản phẩm hóa dược đều có một liều lượng gây tử vong. Cũng vì vậy, các loại thuốc vẫn luôn đi kèm với rất nhiều tác dụng phụ. Tác dụng phụ thực tế không phải là một tác nhân gây hại bên
ngoài mà là một phần bên trong thuốc. Với thuốc, tác dụng phụ có thể được ví như con bọ trên người con sư tử vậy. Không những vậy, cuộc sống của chúng tôi còn xoay quanh các loại hóa chất khác.
Tất nhiên, thuốc vẫn có đóng góp to lớn cho nhân loại. Đại dịch đậu mùa khi xưa đã biến mất khỏi Trái Đất, bệnh dịch hạch cũng không còn bùng phát ở Nhật kể từ năm 1926. Bên cạnh đó, bệnh ung thư cũng dần không còn được gọi là “căn bệnh không thể chữa trị”. Chúng ta không thể đạt được những thành công ấy nếu thiếu các loại thuốc. Chính vì vậy, tôi không có ý phủ nhận hoàn toàn mọi tác dụng của thuốc. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói chính là thuốc có hai mặt lợi và hại nên chúng ta vẫn luôn cần cẩn thận khi sử dụng. Cụ thể hơn, nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”.
Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tôi cho rằng đây chính là cách sử dụng thuốc đúng đắn. Ngay cả với các bệnh mạn tính như cao huyết áp, bạn vẫn có thể chọn uống thuốc ngắt quãng trong thời gian dài theo lời khuyên của bác sĩ và có thể giảm dần rồi ngưng dùng thuốc. (Khi đó, bạn bắt buộc phải hỏi ý kiến của bác sĩ kê đơn, bác sĩ điều trị).
Mặc dù vậy, chúng ta vẫn sẽ không thể khỏe mạnh hơn nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống hay chính cách suy nghĩ của bản thân. Cuộc sống thường ngày của chúng ta đã và đang bị các loại hóa dược phẩm đầu độc.
Vậy ta nên thay đổi như thế nào đây? Tôi sẽ gợi ý những điều giúp ích cụ thể cho bạn trong cuốn sách này.
Xuyên suốt cuốn sách, tôi sẽ giới thiệu, chia sẻ cho mọi người những điều tôi rút ra được từ rất nhiều nghiên cứu. Nhiều điều trong đó cũng là những điều bản thân tôi đang thực hiện.
Hãy sử dụng cuốn sách như một “liều thuốc bổ” cho thể chất và tinh thần của bạn. Liều thuốc này tuyệt đối không đắng chút nào. Và nếu bạn có thể mang nó bên mình trong một thời gian dài, đó chính là niềm hạnh phúc không gì sánh được đối với một tác giả như tôi. Nó chắc chắn sẽ có hiệu quả với bạn đấy!
Mục lục sách Sống Khỏe Mạnh Không Phụ Thuộc Vào Thuốc - Lời Khuyên Từ Giáo Sư Ngành Dược
CHƯƠNG 1: DƯỢC SĨ SẼ KHÔNG DỄ DÀNG PHỤ THUỘC VÀO BÁC SĨ VÀ THUỐC
- Tại sao dược sĩ lại không dễ dàng phụ thuộc vào thuốc đến vậy?
- Những điều cơ bản khi sử dụng thuốc
- Cân nhắc khi sử dụng thuốc kê đơn
- Những triệu chứng nên nghi ngờ tác dụng phụ của thuốc
- Hiểu kỹ hơn về các thay đổi khi kết hợp thuốc
- Thuốc làm giảm vị giác
- Không có thuốc kê đơn nào dùng để uống phòng bệnh
- Không có thuốc điều trị cảm lạnh
- Bác sĩ có thể là người không biết rõ về thuốc
- Ngay cả các loại thuốc mới đã được công nhận cũng không đảm bảo an toàn hoàn toàn
- Thuốc generic không hoàn toàn giống thuốc biệt dược
- Thuốc Đông y không phải là loại thuốc có thể hoàn toàn yên tâm 52
- Vitamin cũng có tác dụng phụ
- Có những loại thuốc nếu uống liên tục sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức
- Bệnh mạn tính giúp tình hình tài chính của bệnh viện được duy trì ổn định
- Không để cảm xúc bị chi phối bởi các chỉ số kiểm tra
- Các khoản phụ phí đặc biệt tại các bệnh viện lớn ở Nhật chính là lợi nhuận bất chính?
- Bệnh viện trường đại học không phải là vạn năng
CHƯƠNG 2: KHỎE MẠNH MÀ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO THUỐC
- Đi bộ trong rừng giúp hạ huyết áp
- Hiệu quả không thể xem thường từ các chất của thực vật
- Tắm rừng mô phỏng cũng mang lại hiệu quả?
- Chú ý thời gian ăn cam, chanh
- Phương pháp rửa tay theo cách thức của các dược sĩ
- Đeo khẩu trang giúp phòng tránh cảm lạnh?
- Phương pháp phòng tránh virus mà tôi vẫn thường thực hiện
- Giọng nói trẻ khỏe: “Súc họng bằng dầu mè”
- Công dụng tuyệt vời của mơ muối umeboshi
- Hai quả mơ muối mỗi ngày giúp tăng cường trao đổi chất cơ bản dù cơ thể hấp thu nhiều muối
- Cách phân biệt muối thiên nhiên giàu khoáng chất
- Bí quyết sống thọ của người dân Nagano, nơi có tỷ lệ hấp thu muối cao
- Canh miso giúp phòng bệnh
- Nước tăng lực gặm nhấm cơ thể chúng ta
- Nước uống tăng lực thậm chí còn chứa cả độc tố!?
- Hãy nhai kẹo cao su để phòng tránh các bệnh sa sút trí tuệ
- Khuyến khích phương pháp ngâm mình hơn là dùng thuốc khi không ngủ được
CHƯƠNG 3: TRI THỨC VỀ SỨC KHỎE TỪ XA XƯA CỦA NGƯỜI NHẬT ĐÚNG VỀ MẶT KHOA HỌC
- Mùi hương của cây Hinoki giúp tăng cường khả năng miễn dịch
- Thớt gỗ liễu sam có khả năng kháng khuẩn tốt
- Tăm làm từ gỗ Kuromoji giúp phòng tránh bệnh nha chu 1
- Tinh dầu kích thích não bộ là gì?
- Mùi hương của cây cối giúp ổn định thần kinh giao cảm
- Ngửi mùi hương cây cối giúp cải thiện chứng đau đầu, mỏi vai
- Chứng hay quên cũng được cải thiện bằng mùi hương thực vật
- Tại sao chứng dị ứng phấn hoa hiện nay vẫn ngày một gia tăng?
- Có phương pháp điều trị an toàn cho chứng dị ứng phấn hoa hay không?
- Những thứ có nguồn gốc tự nhiên cũng có thể được sử dụng như thuốc đuổi côn trùng
- Các nguyên liệu tự nhiên có hiệu quả kháng khuẩn hơn bất kỳ thứ gì
- Kiến thức về phòng ngừa chứng sa sút trí tuệ có hiệu quả hơn nhiều loại thuốc
- Liệu pháp hương thơm giúp phòng chống chứng sa sút trí tuệ
- Sử dụng tinh dầu đúng cách
CHƯƠNG 4: BÍ QUYẾT SỐNG THỌ VÀ KHỎE MẠNH NẰM Ở “NƯỚC BỌT”
- 8 lí do để nước bọt trở thành phần không thể thiếu trong duy trì sức khỏe
- Cơ chế tiết nước bọt
- Điều gì sẽ xảy ra khi lượng tiết nước bọt giảm?
- Miệng khô dẫn tới vấn đề của toàn cơ thể
- Những trường hợp không được đánh răng
- Không căng thẳng giúp phòng tránh khô miệng
- Người dễ bị cảm lạnh là người ít nước bọt
- Giảm nguy cơ viêm phổi và nằm liệt giường bằng cách chăm sóc răng miệng
- Nước bọt giảm làm tăng chứng hôi miệng
- Căng thẳng khiến nước bọt khô kiệt, suy yếu hệ miễn dịch
- Hãy thử xem! Mát xa cằm làm tăng tiết nước bọt
CHƯƠNG 5: CHỨNG SỢ BẨN GÂY RA BỆNH TẬT
- Công – tội của “sản phẩm kháng khuẩn”
- Phong trào kháng khuẩn tạo ra những chủng virus mới?
- “Kháng khuẩn”, “khử khuẩn”, “sát khuẩn” khác nhau như thế nào?
- Các sản phẩm hóa học hay sản phẩm kháng khuẩn mang lại những gì?
- Môi trường quá sạch sẽ gây gia tăng bệnh dị ứng!
- Các sản phẩm khử mùi, mặt trái của dược phẩm hóa học
- Nước xả làm mềm vải gây ảnh hưởng không ngờ đến sức khỏe
- “Độc tố” có trong chất hoạt động bề mặt
- Khả năng hấp thu các chất hóa học qua da
- Ý thức sạch sẽ quá mức là nguyên nhân dẫn đến chứng khô da
- Lý do thực sự khiến tình trạng dị ứng, dị ứng phấn hoa gia tăng
- Những đứa trẻ sống cùng vật nuôi thường không bị bệnh
Lời kết
Tài liệu tham khảo
Về tác giả