Văn Hóa - Nghệ Thuật Chùa Việt - Vài Nét Cơ Bản
Ngôi chùa cổ truyền trên mọi miền của dải đất chữ S là kết tụ tinh thần muôn đời muôn thuở của người Việt. Đã một thời rất dài, chùa song hành cùng cuộc sống thường ngày trong việc ứng xử với cái đẹp, để trở thành những mảnh tâm hồn nhân thế và “cõng” trên lưng biết bao vấn đề của lịch sử dân tộc. Trong quá trình tồn tại, ở nhiều thời, ngôi chùa đã mang “địa vị vàng son” để trở thành trung tâm văn hóa của làng xã. “Bước đi” của ngôi chùa đã gắn chặt với quá trình phát triển về nhiều mặt của lịch sử Việt Nam. Chúng khẳng định về bộ mặt Việt riêng, không phải là một biến tướng hoặc sự trộn pha mang "dạng thuộc địa" của các dòng văn hóa lớn như trước đây có người đã từng nhận định…
Cuốn sách là kết tinh là thành quả nghiên cứu mấy chục năm của nhà nghiên cứu di sản văn hóa Trần Lâm Biền, và được các học trò dày công sưu tầm tư liệu, chụp ảnh, thiết kế để minh họa. Lần đầu tiên, cảnh quan, đồ thờ, tượng cổ, sơ đồ, bản vẽ… gắn với nhiều ngôi chùa tiêu biểu của người Việt được thiết kế và in trong sách một cách có hệ thống, chất lượng cao, đẹp và rõ nét.
Cuốn sách này gồm có những nội dung chính sau đây:
Chương I: Diễn biến của ngôi chùa Việt
Chương II: Kiến trúc chùa Việt
Thời gian tồn tại và sự phân bố ngôi chùa qua các thời
Thế đất, cây cỏ
III. Mặt bằng chùa Việt
Mặt đứng chùa Việt
Cấu trúc bộ khung chùa Việt
Tháp cổ của người Việt
VII. Một số ngôi chùa “đại diện” qua các thời
Chương III: Tượng thờ trong chùa
Bài trí và ý nghĩa tượng Phật giáo qua các thời
Phong cách tượng Phật giáo
Phong cách tượng Phật giáo qua các thời
Vài chi tiết trên tượng cần quan tâm (chân, tay, màu sắc)
Một số tượng gắn với thần linh dân dã trong chùa Việt
Phụ lục:
Vài nét sinh hoạt trong ngôi chùa
Một số pháp khí thường dùng trong các ngôi chùa hiện nay
Một số biểu tượng gắn với ngôi chùa Việt
Lịch sử văn hóa vùng danh thắng Tây Thiên Tục thờ Tứ Pháp của người Việt
Chùa “Tiền Phật hậu Thánh” – một dạng thức chùa/đền thờ độc đáo của người Việt
Về triết lý Phật giáo và tư tưởng xây dựng bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh
Chùa Vĩnh Khánh và tháp Bình Sơn
Tiếng chuông, tiếng gọi xuân linh