Kể từ hơn nửa tỉ năm trước, năm đợt tuyệt chủng đã diễn ra, khi sự đa dạng sống trên trái đất bất ngờ thu hẹp lại. Và phải chăng chúng ta đang bước vào đợt tuyệt chủng kế tiếp - Đợt Tuyệt Chủng Thứ Sáu - diễn ra trong thế Nhân sinh, một thế địa chất mà con người thống trị trên nhiều khía cạnh.
Để trả lời nghi vấn này, Elizabeth Kolbert đã theo chân các nhà khoa học khảo sát sự tồn tại và xác nhận sự biến mất ở một số loài ở khắp các vùng trên trái đất. Từ loài ếch vàng ở Panama đến loài voi răng mấu châu Mỹ; từ lũ chim ăng-ca khờ khạo đến loài cúc đá bé nhỏ.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa chúng ta đến các thử nghiệm và nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân của đợt tuyệt chủng thứ sáu. Trong đó, nổi bất nhất chính là những hành động do con người gây ra với các hệ sinh học và địa hóa học của trái đất như: thải quá nhiều carbon dioxit, làm axit hóa đại dương, chặt rừng nhiệt đới...
Và câu hỏi lớn ở đây: Con người phải chăng đang vừa là thù phạm vừa là nạn nhân của một đợt tuyệt chủng kế tiếp?
Đánh giá nhận xét về cuốn sách Đợt Tuyệt Chủng Thứ Sáu
"Thật là một cuốn sách tuyệt với, và nó làm sáng tỏ rằng những thay đổi lớn đột ngột có thể xảy ra: chúng không hề nằm ngoài phạm vi khả năng. Chúng từng xảy ra trước đây, và chúng có thể lại xảy ra lần nữa." - Cựu Tổng thống Barack Obama
"Bằng cách đẩy những loài khác tới tuyệt chủng, con người đang hối hả cưa đi cành cây mà họ cũng ngồi trên đó." - Nhà sinh thái học Paul Ẻhrlich, Đại học Standford
"Nếu bạn muốn nghĩ về việc tại sao con người lại quá nguy hiểm cho những loài khác, bạn có thể hình dung ra cảnh tượng một tay thợ săn châu Phi mang một khẩu AK-47 hay một tay lâm tặc đang chặt rừng ở Amazon với một cây rìu, hay còn hơn nữa, bạn có thể mường tượng ra chính mình, cầm một cuốn sách trên tay." - Elizabeth Kolbert
"Homo sapiens có thể không phải là tác nhân duy nhất của đợt tuyệt chủng thứ sáu, nhưng đang đối mặt với rủi ro là một trong những nạn nhận của đợt tuyệt chủng đó." - Nhà nhân chủng học Richard Leakey, Đại học Stony Brook
"Nếu có nguy cơ nào trong hành trình của loài người, thì đó không hẳn là sự tồn tại của bản thân giống loài chúng ta vốn là sự đáp ứng điều trớ trêu cơ bản của tiến hóa ở các tổ chức hữu cơ: rằng ngay khoảnh khắc đạt được sự thấu hiểu bản thân thông qua tư duy con người, cuộc sống đã gieo rắc bất hanh lên những tạo vật đẹp đẽ nhất." - E.O. Wilson