… Người tu sĩ tuổi 20 mà cuộc đời tưởng chừng êm ả bình an dưới mái hiên chùa, trong điện Phật u trầm mênh mang mỗi sáng khuya vẫn nghe ra đâu đó những tiếng sấm rền cuối trời phương ngoại. Bên những ngôi Bắc đẩu trên vòm trời Thi ca Trung nguyên buổi thịnh triều như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Tô Đông Pha, Bạch Cư Dị…, ông đã tìm đến Tô Đông Pha với những đồng cảm sâu lắng của một thanh niên và một ông già 60 còn lận đận nơi đất trích, kẻ phương Nam người đất Bắc, và cách nhau trong thoáng chốc 1000 năm văn học sử. Sau này có nhà phê bình văn học nhận xét: “Tuệ Sỹ viết về Tô Đông Pha mà như cũng viết cho chính mình!” Mới hay câu chuyện Tô Đông Pha, là của Tô Đông Pha, nhưng những đọa đày lao viễn mộng là của chung cho mọi người dưới Trời thơ, giữa ba đào lịch sử. Sực nhớ, Phạm Công Thiện đã viết một câu ngắn gọn nhưng có lẽ không phải bằng mực mà bằng máu và nước mắt: Triết lý là sự nghiệp tàn nhẫn của cả một đời người. Thi ca lại càng tàn nhẫn hơn nữa.
Trích dẫn sách Tô Đông Pha - Những Phương Trời Viễn Mộng (Bìa Cứng)
"Kinh Thi và Kinh Dịch như đôi cánh của con chim nhạn mang cho định mệnh lịch sử của Trung Hoa bay lượn suốt mấy mươi thế kỷ trên vòm trời Viễn Đông, Dịch trái rộng con đường cho những bước di lịch nghiệm trong cuộc tồn sinh; Thi là tâm nguyện khẩn thiết và trung thực từ giữa chỗ sâu thẩm của tỉnh người và lòng người, được mang ra để lịch nghiệm cuộc Lữ mà Dịch đã phơi bày ra đó. m hưởng của Thi là tiếng vang của nhịp bước trong cuộc Lữ.
... Thơ vẫn là một cuộc lịch nghiệm Riêng và Chung, của Thời đại và Lịch sử. Từ cuộc Riêng, Thơ nương theo đôi cánh Thi và Dịch để đi về nơi Hoằng viễn, dẫn Lịch sử Uyên nguyên tụ hội với Thời đại. Hình như những sự này tôi nghe được từ nơi thơ Đông Pha, có nghe lộn hay không, thì không biết. Nhưng cứ xin lấy chỗ nghe được đó ra để bố thí cho quyển sách này." - Tuệ Sỹ
Mục lục sách Tô Đông Pha - Những Phương Trời Viễn Mộng
Tựa
Phần 1: Những phương trời Viễn mộng
- I- Khuyết nguyệt quải sơ đồng
- II- Lô Sơn chân diện mục
Phần 2: Những phương trời Lữ thứ
- I- Trời quê hương khói mù bay viễn mộng (1061 - 1071)
- II- Trời thu cao cây lá ngủ mơ hồ (1072 - 1079)
- III- Trời óng ả bạc tường rêu lữ thứ (1080 - 1085)
- IV- Trời trăng sao in mộng triệu sông hồ (1086 - 1093)
Phần 3: Lịch nghiệm kỳ cùng Cuộc lữ