Cuốn sách phân tích các chiến lược tâm lý để giúp chúng ta xử lý các tình huống hằng ngày sau cho cả mình lẫn đối phương đều đạt được lợi ích tối đa.
Bi kịch của cái chung thương xuất phát từ việc một hoặc nhiều bên chiếm lấy lợi ích chung về làm của riêng, ví dụ như câu chuyện chiếc thìa. Nếu một người người lấy nhiều hơn một chút so với nhu cầu của mình thì không sao, nhưng nếu mọi người đều làm vậy và tặc lưỡi vì dù sao trên giá cũng còn nhiều, thì về sau này, thìa trên giá sẽ hết và tất cả mọi người đều chịu thiệt khi không còn chiếc thìa nào để dùng. Nếu trong trường hợp này, chiếc thìa được thay bằng những tài sản lớn hơn như tài nguyên thiên nhiên, môi trường,... thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, vì chỉ một số quốc có được lợi ích trong khi hậu quả về sau sẽ do tất cả các quốc gia phải gánh chịu. Và điều này dẫn đến những xung đột và hậu quả khủng khiếp.
Lý thuyết trò chơi phân tích và bóc trần những tình huống này và đưa ra giải pháp dựa theo các tính toán đã được nghiên cứu và chứng mình, nhằm đưa ra những giải pháp hành động để giảm thiểu thiệt hại và tối đa hóa lợi ích cho tất cả các bên. Hướng mọi người tới sự hợp tác thay vì các trò xung đột vô ích.
Ai nên đọc cuốn sách Lý Thuyết Trò Chơi - Ứng Dụng Trong Cuộc Sống Thường Ngày
- Doanh nhân
- Các nhà lãnh đạo
- Sinh viên các trường kinh tế, chính trị và chính sách
- Những người quan tâm đến lợi ích bền vững cho tất cả các bên để xử lý thỏa đáng các tình huống trong cuộc sống thường ngày
Cuốn sách Lý Thuyết Trò Chơi - Ứng Dụng Trong Cuộc Sống Thường Ngày có gì đặc biệt?
- Nguyên tắc chia bánh: được sử dụng để phân chia lợi ích khi các bên đang có tranh chấp sao cho đảm bảo mỗi bên đều đạt được sự hài lòng cao nhất có thể. Ví dụ: khi 2 người yêu sách gặp một người bán những cuốn sách quý, giải pháp để đạt được lợi ích tối đa cho cả 2 người không phải tranh giành hay xung đột với nhau, mà là góp tiền lại mua chung hết số sách đó. Sau đó, 2 người lần lượt chọn ra những cuốn mình thích nhưng người kia không thích. Còn lại những cuốn 2 người cùng thích là vùng tranh chấp, giải quyết vùng này bằng cách hai người luân phiên chọn 1 cuốn trong số này cho đến khi hết. Như vậy cả 2 đều hài lòng vì đó là lựa chọn của họ. Từ đó ko những có được sách mà còn tránh được những tổn thất từ phía cả 2 khi phát sinh xung đột hay tranh giành số sách. Đây là nguyên tắc tuyệt vời nhất để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày vì 1: nó đơn giản, 2: nó tạo cảm giác công bằng.
- Chi tiết về tâm lý con người: Khi 2 người hình thành cam kết, nếu một người phá vỡ cam kết trước và để lại hậu quả xấu cho người kia, những người ở ngoài sẽ có tâm lý muốn giúp đỡ người bị hại đồng thời trừng phạt người phá bỏ cam kết. Nhưng nếu cả hai người đều vì lợi ích riêng mà phá bỏ cam kết, điều này được tất cả chấp nhận như một điều bình thường
- Giải pháp tình huống: khi hai bên có xung đột, sự tham gia của bên thứ 3 có thể là giải pháp rất hữu ích. Khi cha mẹ tác giả tranh cãi về 1 trò chơi cả 2 đều yêu thích, tác giả xử lý tình huống bằng cách mời một đứa nhóc mà cha mẹ đều không thích tới chơi, khi đó, thái độ của họ thay đổi, thay vì tranh cãi thì họ rủ tác giả ra ngoài chơi. Như vậy, tình huống được xử lý theo hướng: hóa giải được tranh cãi giữa 2 người lớn vì họ sẽ đứng về phía nhau để “chống lại” bên thứ 3 mà cả 2 người không thích (đứa trẻ được rủ tới nhà), tác giả thì được đi chơi thay vì phải ở nhà. Lợi đôi đường.