Tất cả danh mục

Triết Học Về Tánh Không (Bìa Cứng)

Khuyến mãi & Ưu đãi tại Sách Khai Trí

  1. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)
  2. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM và 300.000đ ở Tỉnh/Thành khác  Xem chi tiết
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    03 - 2024
  • Kích thước:

    13 x 20 cm
  • Nhà xuất bản:

    Nhà Xuất Bản Đà Nẵng
  • Hình thức bìa:

    Bìa cứng
  • Số trang:

    168

Tánh Không, một trong số ít chủ đề tư tưởng "nan tư nghị" trong hệ thống triết học Phật giáo, bên cạnh thuyết Bất Nhị, Trung Quán, Duyên Khởi...Triết học về tánh không, tác phẩm khiêm tốn được biên soạn trong điều kiện hạn chế về tư liệu tham khảo và thời gian lúc bấy giờ (viết trong một tháng), tất không ngoài mục đích cung cấp các nguồn tham cứu liên quan, vài dẫn khởi cần thiết, và như một gợi ý, cho lớp sinh viên chuyên ngành Phật học Viện Đại học Vạn Hạnh, mà tác giả khi ấy là Giáo sư hướng dẫn

Mục lục sách Triết Học Về Tánh Không

Tánh Không luận là gì?

Vấn đề giả danh và tuyệt đối

Chương I: Danh và Sự

Chương II: Vai trò luận chứng và phủ định đối với tiền đề Tánh Không của Trung Quán

  • Về luận chứng
  • Về phủ định
  • Phủ định và phủ định

Chương III: Không và tri lượng

  • Kinh nghiệm và lý tính
  • Bốn tri lượng
  • Phê bình các tri lượng

Chương IV: Tánh Không và dịch hóa pháp

Chương tổng quát

  • Tiểu dẫn về lịch sử tư tưởng Tánh không

Sách dẫn

Thông tin tác giả

Tuệ Sỹ

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, tục danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1943 tại Paksé, Lào, quê tại Quảng Bình, Việt Nam. Ông là một học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư thực thụ của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả. Ông hiện là Đệ nhất phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).

Ông thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Ông được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật.[1] Lúc bị bắt năm 1984, ông và Thích Trí Siêu, được coi là 2 nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đang soạn thảo quyển Bách khoa Phật học Ðại Tự diển

Sách Triết Học Về Tánh Không (Bìa Cứng) của tác giả Tuệ Sỹ, có bán tại Sách Khai Trí với ưu đãi Bao sách miễn phí
Triết Học Về Tánh Không (Bìa Cứng)