Giới thiệu sách
Tinh Hoa Đường Đạo
Trong cuộc sống thường ngày, cho dù là cuộc sống của tăng đoàn, một thương gia hay làm bất kỳ ngành nghề gì, tôi tin rằng bạn đều tìm cầu niềm vui sống và hạnh phúc, đồng thời muốn đoạn diệt những đớn đau và khổ não. Vì thế, chúng ta thực hành pháp: pháp Ngondro, thực hành bồ đề tâm, thực hành quy y, thực hành… gì cũng được. Những thiện hạnh được biểu lộ qua thân, khẩu và ý đều có. Những thiện hạnh được biểu lộ qua thân, khẩu và ý đều có mục đích là đạt được hạnh phúc tối thượng và đoạn diệt khổ đau cùng với những hoàn cảnh bất như ý. Chúng ta thực hành Pháp vì mục đích ấy và thực hành Pháp không phải để giải trí, để vui thú. Chúng ta nên có tri kiến sâu sắc hơn về mục đích mình thực hành Pháp.
Quyển sách này là tập hợp những chuỗi bài giảng của đức Drupwang Sangye Nyenpa Rinpoche tại tu viện Benchen Phuntsok Dargye Ling, Swayambhu Nepal, vào mùa xuân năm 2014. Nhiều Phật tử khi ấy đã lay động trước những khai thị tâm yếu thâm sâu, sáng tỏ và vô tư của Rinpoche, và tất cả đã yêu cầu chuyển những lời ấy thành cuốn sách mà bạn cầm trên tay đây.
Trích đoạn sách Tinh Hoa Đường Đạo
Chuyển hóa tâm thức: Lời mở đầu
Chúng ta nên có tri kiến sâu sắc hơn về mục đích mình thực hành Pháp. Chúng ta đi hết nơi này đến nơi khác, tìm cầu Pháp và những lời giảng dạy. Khi tôi nghĩ về bản thân, tôi đã được nhận rất nhiều giáo huấn từ các bậc Đạo sư vĩ đại trong quá khứ, tôi thấy mình may mắn về điều đó và tự hào về nó. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ tôi đã thực hành đúng chưa? Vẫn chưa. Đó là lý do tôi vẫn phải trải qua những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống và đó cũng là lý do tôi cảm thấy không thoải mái khi ngồi đây giảng giải cho các bạn.
Tương tự như vậy, tất cả chúng ta rất tha thiết thọ được giáo huấn, không gì ngoài những giáo huấn, chi tiết đến từng đề mục. Chúng ta cần những đề mục đặc biệt, để có thể cảm thấy giáo lý lôi cuốn mình và rồi tham gia buổi giảng pháp. Bạn có thể nói rằng: “‘Bồ đề tâm’ ư? Tôi đã tham gia buổi giảng đó nhiều lần rồi. ‘Quy y’ ư? Rất nhàm chán. Về ‘Tứ diệu đế’, tôi nghe rất nhiều lần rồi, không có gì mới cả”. Có thể bạn sẽ nói: “Giáo lý này không dành cho tôi, tôi đang tìm kiếm giáo lý nào cao cấp hơn, giáo lý Mật điển cao cấp nhất”. Điều đó đã tạo ra sự phức tạp, để rồi trong cuộc sống thường ngày, thậm chí chúng ta còn không thể vượt qua những khó khăn nữa. Điều đó không có nghĩa rằng Giáo lý không diệu dụng, đó là những lời dạy rất trân quý, sâu xa và tuyệt vời. Không phải do những lời dạy trân quý, không phải do những vị Thầy vĩ đại mà chỉ do bản thân chúng ta thiếu đi sự tinh tấn, trí tuệ và thiếu đi nhiều thứ khác. Có phải nếu như cuộc sống của chúng ta ổn thoả, không đói khát, không có vấn đề gì xảy ra, chắc hẳn chúng ta sẽ quên đi thực hành Pháp. Nhưng khi gặp phải vấn đề, cả về thân và tâm, lúc ấy nhớ đến Pháp e rằng cũng trễ rồi. Đây không phải là cách thực hành Pháp. Phật pháp là những điều thiết thực mỗi ngày, giống như cơm ăn áo mặc vậy.
“Lý duyên khởi: Lý duyên khởi và trải nghiệm đời sống”
Lý duyên khởi không phải là một quan điểm triết học được tạo ra bởi Ngài Nagarjuna, mà nó là thực tại, là chân lý, là tự nhiên. Nó luôn ở đó, vấn đề ở chỗ bạn có khám phá, nhận ra được nó hay không mà thôi. Ngài Nagarjuna đưa ra khái niệm về lý duyên khởi và cách mà chúng vận hành. Nếu có thể kết nối mình với lý duyên khởi, bạn sẽ có khả năng vượt qua những khổ đau. Bạn đang chưa có đủ khả năng ấy, bởi vì bạn chưa thể trực tiếp đối trị sự mâu thuẫn và mê lầm của bản thân. Bạn phân biệt mạnh mẽ những thứ bạn cần phải buông bỏ trong luân hồi sinh tử với những thứ chúng ta cần thực chứng hay đạt được trong niết bàn. Bạn vẫn phân biệt giữa hành động thiện lành và xấu ác. Điều này liên quan đến sự phân biệt nhị nguyên, đúng không? Tâm phân biệt nhị nguyên vẫn còn đó thì bạn chưa thể đạt được giải thoát hay tự chủ gì hết.
Bạn phải tự cứu giúp mình thoát khỏi luân hồi sinh tử, không ai có thể giúp được. Đức Phật ư? Ngài không thể. Liệu những vị Bổn tôn hay bồ-tát có giúp được không? Các Ngài không thể. Những vị Hộ Pháp có năng lực mạnh mẽ như Ngài Mahakala cũng vẫn không thể giúp bạn. Những tình huống bất như ý – cái mà bạn gọi là luân hồi sinh tử đó – không là gì hơn tâm vô minh của chính bạn. Luân hồi sinh tử không có nghĩa là điều gì đó hay nơi nào đó mà đang xoay vần chúng ta. Chúng ta đang xoay vần chính mình. Không ai lừa phỉnh chúng ta, chỉ có chúng ta đang lừa mình do thiếu chánh niệm, trí tuệ và sự chuyên chú. Điều này cũng do sự biếng lười, thực hành không miên mật của chúng ta.
Mục lục Tinh Hoa Đường Đạo
CHUYỂN HÓA TÂM THỨC
- Lời khuyến tu từ người bạn lành, Langri Thangpa
- Dojre Sengye. Tám đoạn thi kệ chuyển hóa tâm thức
- Đoạn kệ thứ nhất
- Đoạn kệ thứ hai
- Đoạn kệ thứ ba
- Đoạn kệ thứ tư
- Đoạn kệ thứ năm
- Đoạn kệ thứ sáu
- Đoạn kệ thứ bảy
- Đoạn kệ thứ tám
THIỀN
- Chánh niệm
- Giới thiệu: Sáu câu hỏi Ngài Milarepa dành cho đệ tử
- Câu hỏi đầu tiên
- Câu hỏi thứ hai
- Câu hỏi thứ ba
- Câu hỏi thứ tư
- Câu hỏi thứ năm
- Câu hỏi thứ sáu
NGHIỆP
- Giới thiệu
- Sự xả ly
- Đoạn diệt ác nghiệp, bảo vệ tâm thức
- Cách giải nghiệp
- Tri ân nghiệp và giải trừ nghiệp
LÝ DUYÊN KHỞI
- Giới thiệu quan điểm nền tảng
- Lý duyên khởi và trải nghiệm đời sống
- Cảnh trần bên ngoài và sự phản ứng của cảm xúc
- Tăng trưởng những phẩm tính tốt lành
- Kim cang thừa và lý duyên khởi
- Giai đoạn sinh khởi và giai đoạn viên mãn
- Con đường của sự chuyển hóa
- Tính quang minh, hỷ lạc và rõ biết
- Lời nguyện trường thọ
- Tôn sư Sangye Nyenpa Rinpoche
PHỤ LỤC 1: Lời khuyến tu từ người bạn lành, Langri Thangpa Dojre Sengye. Tám đoạn thi kệ chuyển hóa tâm thức
PHỤ LỤC 2: Sáu câu hỏi Ngài Milarepa dành cho đệ tử
Thông tin tác giả Sangye Nyenpa Rinpoche
Tôn sư Drubwang Sangye Nyenpa Rinpoche đời thứ 10 là một trong những vị Đạo sư mang tầm ảnh hưởng bậc nhất của truyền thừa Karma Kagyu trong Phật giáo Tạng truyền, với phương pháp thuyết giảng tự nhiên, sâu sắc, thẳng thắn và lay động lòng người.
Sách Tinh Hoa Đường Đạo của tác giả Sangye Nyenpa Rinpoche, có bán tại Sách Khai Trí với ưu đãi Bao sách miễn phí