Giới thiệu sách
Trí Tuệ Hoan Hỷ
Nội dung sách được chia làm ba phần:
- Phần Một : Những Nguyên Tắc Chung
Khảo sát thực trạng căn bản của chúng ta: bản chất và nguyên nhân những dạng thức phiền não dị biệt đang tác động lên cuộc sống ta và tiềm năng của chúng trong việc đưa ta đến một sự nhận hiểu sâu sắc về bản thể của chính mình.
- Phần Hai: Kinh nghiệm tu tập
Cung cấp sự chỉ dẫn tuần tự từng bước một qua ba giai đoạn thiền tập căn bản để an định tâm thức, rộng mở tâm hồn và trau dồi trí tuệ.
- Phần Ba: Ứng dụng phật pháp
Những phương pháp thiền tập căn bản
Trích dẫn sách Trí Tuệ Hoan Hỷ
Dẫn nhập
"Giữa khó khăn luôn tiềm ẩn cơ hội." - Albert Einstein
Trong chuyến lưu giảng gần đây ở Bắc Mỹ, có người đệ tử bảo tôi rằng, một triết gia uy tín của thế kỷ 20 đã gọi thời đại chúng ta đang sống là “thời đại bất an”.
- Tại sao thế? Tôi hỏi.
Anh ta giải thích rằng, theo vị triết gia nọ thì hai trận Thế chiến đẫm máu đã để lại một loại “vết sẹo cảm xúc” trong lòng người. Trước đây chưa từng có cuộc chiến tranh nào quá nhiều người chết đến thế, và tệ hại hơn nữa, tỷ lệ tử vong rất cao đó là hệ quả trực tiếp của những tiến bộ kỹ thuật và khoa học, lẽ ra là để giúp cho cuộc sống con người được văn minh và tiện nghi hơn.
Anh ta tiếp tục rằng, từ sau những cuộc chiến tranh khủng khiếp ấy, gần như tất cả những tiến bộ trên phương diện tiện nghi và thuận lợi vật chất mà chúng ta đạt được đều kèm theo một khía cạnh đen tối. Các thành tựu đột phá về khoa học kỹ thuật đã giúp ta có được những điện thoại cầm tay, máy quét mã vạch hàng hóa trong siêu thị, máy rút tiền và máy vi tính cá nhân... nhưng lại cũng chính là những nền tảng [khoa học] để chế tạo các loại vũ khí có khả năng quét sạch toàn bộ sự sống loài người và cũng có thể hủy diệt cả hành tinh này, nơi ta vẫn xem là một ngôi nhà chung. [Các phương tiện như] điện thư (email), mạng toàn cầu (Internet), và những kỹ thuật điện toán khác, lẽ ra phải làm cho cuộc sống chúng ta dễ dàng hơn, nhưng lại thường nhấn chìm ta trong quá nhiều thông tin, quá nhiều khả năng có thể, mà điều nào cũng được xem như khẩn cấp, đòi hỏi sự quan tâm của ta.
Rồi anh tiếp tục nói:
- Những tin tức chúng ta nghe được qua mạng Internet, tạp chí, báo hằng ngày hay trên ti-vi, phần lớn chẳng dễ chịu chút nào: toàn là những cuộc khủng hoảng, những hình ảnh bạo lực cùng với dự báo về những điều tồi tệ sắp đến.
Tôi hỏi người đệ tử này xem vì sao những tường thuật này lại quá chú trọng đến bạo động, tội ác và khủng bố thay vì đề cập đến những hành vi tốt đẹp hay thành tựu mà người ta đã đạt được. Anh ta đáp:
- Tin dữ bán chạy hơn.
Tôi không hiểu câu ấy và hỏi lại ý anh ta muốn nói gì. Anh giải thích:
- Các thảm họa luôn được sự chú ý của mọi người. Người ta bị lôi cuốn bởi những tin tức xấu vì điều đó xác nhận nỗi lo âu lớn nhất của chúng ta rằng cuộc đời này đầy những bất trắc và rất đáng sợ. Chúng ta luôn trong tâm trạng chờ đợi điều khủng khiếp sắp đến, để may ra có thể chuẩn bị đối phó - dầu đó là sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, một cuộc đánh bom liều chết, một đợt sóng thần hay động đất. Chúng ta nghĩ: “Ừ, mình có sợ cũng đúng thôi... Nào, để mình suy nghĩ xem có thể làm được gì để tự vệ đây!”
Nghe anh nói, tôi nhận ra rằng cái tâm trạng [bất an] bao trùm mà anh miêu tả đó hoàn toàn không chỉ là riêng của thời hiện đại. Theo cách nhìn của Phật giáo thì từ 2.500 năm nay, mỗi một giai đoạn trong lịch sử nhân loại đều có thể được mô tả như là một “thời đại bất an”. Sự bất an mà chúng ta cảm nhận hiện nay đã là một phần của kiếp người từ bao thế kỷ rồi. Nói chung, đối với sự bất an căn bản này và những phiền não phát sinh từ đó, chúng ta phản ứng bằng hai cách rõ rệt. Chúng ta cố gắng tránh né, hoặc chấp nhận đầu hàng. Dù là cách nào thì cuối cùng cũng thường sẽ tạo ra thêm những rắc rối và bất ổn cho cuộc sống chúng ta.
Đạo Phật cho ta một lựa chọn thứ ba. Chúng ta có thể nhìn thẳng vào những phiền não cũng như các bất ổn khác gặp phải trong đời và xem đó như những bàn đạp để hướng đến giải thoát. Thay vì chối bỏ hay đầu hàng chúng, ta có thể thân thiện với chúng, nhận hiểu thấu triệt về chúng để đạt đến một kinh nghiệm lâu dài và chân chính về sự tự tin, trong sáng, trí tuệ và niềm vui vốn sẵn có trong mỗi chúng ta.
Nhiều người hỏi: “Làm sao tôi áp dụng được phương pháp này?” “Làm sao để sống theo con đường tu tập?” Theo nhiều phương cách, quyển sách này sẽ đáp ứng những câu hỏi đó: nó là một hướng dẫn thực tiễn để vận dụng những tuệ giác và các pháp tu tập Phật giáo vào những thử thách trong cuộc sống hằng ngày.
Sách này cũng hướng đến cả những người có thể hiện nay chưa gặp bất ổn hay khó khăn gì, những người mà cuộc sống đang tiến triển một cách mãn nguyện và hạnh phúc. Đối với những cá nhân may mắn ấy, quyển sách sẽ có giá trị như một bài kiểm tra lại những điều kiện cơ bản của nhân sinh mà theo lăng kính Phật giáo có thể đã tỏ ra hữu ích, dẫu chỉ như phương tiện để khám phá và nuôi dưỡng một tiềm năng nào đó, mà có thể chính họ thậm chí đã không hề nhận biết.
Theo một số chiều hướng thì hẳn sẽ dễ dàng hơn khi chỉ cần sắp xếp những ý tưởng và phương pháp được bàn thảo trong những trang sau đây thành những tờ hướng dẫn đơn giản, như kiểu sách hướng dẫn sử dụng mà bạn nhận được khi mua một chiếc điện thoại di động chẳng hạn. Đại thể như là: “Bước 1: Kiểm lại xem trong hộp có đủ những thứ sau đây...” , “Bước 2: Mở nắp đậy khoang chứa pin ở phía sau máy.”, “Bước 3: Lắp pin vào...”
Tuy nhiên, vì được đào tạo theo cung cách rất cổ truyền, nên từ tấm bé tôi đã thấm nhuần niềm tin rằng, một sự hiểu biết căn bản về các nguyên tắc - ta có thể gọi đó là kiến giải - là điều thiết yếu để rút ra được bất kỳ lợi ích thiết thực nào từ sự tu tập. Chúng ta nhất thiết phải hiểu được thực trạng căn bản của chính mình, để từ đó mới có thể nỗ lực thích hợp. Nếu không, sự tu tập của ta sẽ không đi đến đâu cả. Chúng ta chỉ đi loanh quanh một cách mù quáng, không nhận biết được bất kỳ điều gì về phương hướng hay mục đích.
Vì lý do đó, tôi thiết nghĩ phương thức tốt nhất hẳn là phải sắp xếp nội dung sách thành ba phần, theo mẫu mực của những bản văn Phật pháp cổ điển.
Phần Một khảo sát thực trạng căn bản của chúng ta: bản chất và nguyên nhân những dạng thức phiền não dị biệt đang tác động lên cuộc sống ta và tiềm năng của chúng trong việc đưa ta đến một sự nhận hiểu sâu sắc về bản thể của chính mình.
Phần Hai cung cấp sự chỉ dẫn tuần tự từng bước một qua ba phương pháp thiền tập căn bản để an định tâm thức, rộng mở tâm hồn và trau dồi trí tuệ.
Phần Ba được dành cho nội dung vận dụng những hiểu biết đạt được ở phần Một và những phương pháp đã trình bày ở phần Hai vào những vấn đề thường gặp về tâm lý, về thể chất hay các bất ổn cá nhân.
Tuy rằng những nỗ lực tu tập của chính tôi từ lúc còn thơ ấu có thể đóng góp theo một cách nhỏ nhoi nào đó vào những đề tài được khảo sát trong sách này, nhưng phần lớn tuệ giác là có được từ những thiện hữu tri thức và các bậc thầy của tôi. Tuy nhiên tôi đặc biệt mang ơn sâu nặng những người mà tôi đã được gặp trong suốt 12 năm lưu giảng khắp thế giới, những người đã thẳng thắn bộc lộ với tôi về cuộc đời của họ. Những câu chuyện họ kể cho tôi nghe đã giúp tôi mở mang hiểu biết về những phức tạp của đời sống tình cảm, và củng cố sâu đậm thêm niềm tri ân đối với những pháp tu tập mà một Phật tử như tôi đã được học.
Mục lục sách Trí Tuệ Hoan Hỷ
- DẪN NHẬP
- PHẦN MỘT: NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG
- 1. ÁNH SÁNG TRONG ĐƯỜNG HẦM
- Chạy tại chỗ
- Kết bạn
- Sự đối trị và phòng vệ
- Đột phá
- 2. VẤN ĐỀ CŨNG CHÍNH LÀ GIẢI PHÁP
- Tứ diệu đế
- Xác định vấn đề bất ổn
- Nào ai học được chữ ngờ!
- Hai cách nhìn nhận về khổ đau
- Không là riêng ai cả
- Khổ vì bao nỗi khổ: Khổ khổ
- Khổ vì sự hư hoại: Hoại khổ
- Khổ vì sự liên tục vận hành: Hành khổ
- Hơi thở của sự thay đổi
- 3. SỨC MẠNH CỦA ĐỊNH KIẾN
- Một cái nhìn sâu sắc hơn
- Sự tương đối của định kiến
- Giết bướm
- Gương kia ngự ở trên tường.
- Nhân duyên
- Một bài thực tập
- 4. BƯỚC NGOẶT
- Hai loại tánh giác
- Tánh Phật
- Những thoáng Phật hiện
- Hãy nhìn vào những gì tốt đẹp
- Những hòn sỏi
- 5. ĐỘT PHÁ
- Vọng kiến và vọng tưởng
- Bước khởi đầu
- Chấp thường
- Thực thể cá biệt
- Tự thể tự tồn
- Tánh Không
- Hiện hữu và thấy biết
- Tiến lên!
- PHẦN 2 - KINH NGHIỆM TU TẬP
- 6. PHƯƠNG TIỆN CHUYỂN HÓA
- Ba giai đoạn tu tập
- Thuần phục ngựa
- Thuần phục người cưỡi ngựa
- 7. TÂM CHUYÊN CHÚ AN ĐỊNH
- Bước thứ nhất: Thiền không đối tượng
- Bước thứ hai: Chú tâm vào hình sắc
- Bước thứ ba: Chú tâm vào âm thanh
- Bước thứ tư: Chú tâm vào kinh nghiệm của thân|
- Bước thứ năm: Chú tâm vào tư tưởng
- Bước thứ sáu : Chú tâm vào cảm xúc
- 8. TUỆ GIÁC
- Từ khái niệm đến thể nghiệm
- Nhân vô ngã
- Pháp vô ngã
- 9. SỰ CẢM THÔNG
- Cẩm nang hạnh phúc
- Tâm từ bi bình thường: Chú tâm đến chính mình
- Tâm từ bi bình thường: Chú tâm đến người thân
- Tâm từ bi bình thường: Chú tâm đến người hay vật mà ta không ưa thích
- Tâm từ bi vô lượng
- Tâm Bồ-đề
- PHẦN BA - ỨNG DỤNG PHẬT PHÁP
- 10. PHIỀN NÃO CHÍNH LÀ BỒ-ĐỀ
- Thỏi vàng bị chôn giấu
- Những che chướng tánh Phật
- Những quan hệ trong công việc1
- 11. CHỌN PHƯƠNG PHÁP CHO CHÍNH MÌNH
- Mục đích của định tâm
- Bước thứ nhất : Bài tập chính
- Bước thứ hai: Chuyển sang đối tượng khác
- Bước thứ ba: Nhìn lại
- Bước thứ tư: Dừng nghỉ
- Chia chẻ đối tượng
- Bước thứ nhất: Bài tập chính
- Bước thứ hai: Chuyển sang đối tượng khác
- Bước thứ ba: Nhìn lại
- Bước thứ tư: Dừng nghỉ
- Mở rộng sự cảm thông
Bước thứ nhất: Bài tập chính
- Bước thứ hai: Chuyển sang đối tượng khác
- Bước thứ ba: Nhìn lại
- Bước thứ tư: Dừng nghỉ
- Kết luận
- 12. TRÍ TUỆ HOAN HỶ
- MỘT SỐ THUẬT NGỮ
Sách Trí Tuệ Hoan Hỷ của tác giả Yongey Mingyur Rinpoche, có bán tại Sách Khai Trí với ưu đãi Bao sách miễn phí