Giới thiệu sách
Diễn Thuyết Việt Nam Nửa Đầu Thế Kỉ XX - Những Thanh Âm Văn Hóa Của Hội Trí Tri
Diễn thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX giới thiệu với bạn đọc gần 40 bài diễn
thuyết của Hội Trí Tri trong thời gian từ năm 1921 đến năm 1945, trong đó sớm nhất là
bài diễn thuyết “Tục ngữ, ca dao” năm 1921 của Phạm Quỳnh và muộn nhất là bài diễn
thuyết “Muốn cứu trẻ em mù thì phải làm thế nào?” của bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên
năm 1945.
Hội Trí Tri (tên đầy đủ là Hội Trí Tri Bắc Kì) với tên gọi ban đầu là Hội Tương tế
Bắc Kì, một tổ chức xã hội giáo dục ở Bắc Kì và là một phần của phong trào “chủ nghĩa
hiện đại Pháp” được thành lập tại Hà Nội ngày 01 tháng 4 năm 1892 nhằm mục đích
nâng cao dân trí.
Cuốn sách là tuyển chọn những bài diễn thuyết của các hội viên Hội Trí Tri với
các chủ đề về: văn hóa, lịch sử, tộc người, danh nhân lịch sử, văn chương, mỹ thuật, di
tích thắng cảnh và y khoa. Trong đó, nhiều hội viên Hội Trí Tri đã thành danh nhân
được đặt tên phố, tên đường như: Song An Hoàng Ngọc Phách, Ôn Như Nguyễn Văn
Ngọc, Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Thúc Ngọc Trần Văn Giáp, Nguyễn Trọng Thuật,
Nguyễn Xuân Nguyên; nhiều người là học giả để lại nhiều tác phẩm có giá trị như:
Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Đỗ Thận, Nguyễn Tường Phượng, Nguyễn Can Mộng;
Tràng Kiều Lê Tài Phúng, Sở Cuồng Lê Dư và nhiều tác giả còn tương đối lạ đối với
bạn đọc ngày nay như: Bùi Quang Huy, Đỗ Đức Trí, Đỗ Đức Vượng, Đỗ Thúc, Bùi Văn
Lăng, Tô Văn Cần, Ngô Ngọc Kha, Nguyễn Văn Điện, Trần Hàm Tấn, Trần Thọ Huy...
Nội dung các bài diễn thuyết toát lên tinh thần yêu quốc văn, yêu dân tộc, yêu
văn hóa Việt, tinh thần gìn giữ và phát huy văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam, tinh thần làm
rõ và tán dương công trạng của các danh nhân lịch sử của dân tộc và các nội dung
khác về dân tộc học, y học và danh lam thắng tích.
Sách Diễn Thuyết Việt Nam Nửa Đầu Thế Kỉ XX - Những Thanh Âm Văn Hóa Của Hội Trí Tri của tác giả Nguyễn Văn Học, có bán tại Sách Khai Trí với ưu đãi Bao sách miễn phí