Giới thiệu sách
Thiên Chúa Giáo Và Khoa Học Kỹ Thuật Phương Tây Trong Xã Hội Việt Nam - Trung Quốc Thế Kỉ XVI-XVIII (Sách Chuyên Khảo)
Công trình nghiên cứu “THIÊN CHÚA GIÁO VÀ KHOA HỌC KỸ THUẬT PHƯƠNG TÂY TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC THẾ KỶ XVI-XVIII” được xuất bản trên cơ sở phát triển từ luận án Tiến sĩ, mà TS. Trương Anh Thuận bảo vệ thành công tại Học viện Lịch sử và Văn hóa, Đại học Sư phạm Hoa Trung (Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc).
Qúa trình giao lưu và hội nhập văn hóa Đông – Tây vẫn luôn diễn ra một cách sôi nổi từ trong lịch sử cho tới hiện tại. Đặc biệt là sau các cuộc Phát kiến địa lý thế kỷ XV-XVI, khi kỹ thuật hàng hải có những tiến bộ nổi bật, cùng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã thúc đẩy quá trình này mạnh mẽ hơn nữa. Các quốc gia châu Âu đã hướng tầm mắt sang khu vực Viễn Đông với nhiều tham vọng về chính trị, xã hội và văn hóa. Vốn dĩ vì các quốc gia ở ở Đông bán cầu có những tiềm lực mạnh mẽ về của cải, sản vật và đặc biệt nhất là con người. Dựa trên lý tưởng đó, những luồng thổi văn hóa mới đã theo chân các tàu buôn phương Tây đến với những vùng đất màu mỡ phương Đông, điển hình là Việt Nam và Trung Quốc. Từ đó mở đầu cho công cuộc truyền bá một tư tưởng mới, một đức tin mới vào hai nền văn hóa cổ phương Đông – đó chính là Thiên Chúa giáo – một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới hiện nay.
Công trình nghiên cứu “THIÊN CHÚA GIÁO VÀ KHOA HỌC KỸ THUẬT PHƯƠNG TÂY TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC THẾ KỶ XVI-XVIII” được xuất bản trên cơ sở phát triển từ luận án Tiến sĩ, mà TS. Trương Anh Thuận bảo vệ thành công tại Học viện Lịch sử và Văn hóa, Đại học Sư phạm Hoa Trung (Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc).
Cuốn sách đem đến cho bạn đọc những góc nhìn cụ thể và chi tiết về quá trình truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây khi đặt chân đến Việt Nam và Trung Quốc trong khoảng thời gian thế kỷ XVI – XVIII. Các dòng tu với sứ mệnh từ Tòa thánh đã ảnh hưởng đến các giai cấp, đời sống nhân dân của hai nước Việt – Trung như thế nào? Thái độ của giai cấp cầm quyền hai nước đối với loại hình tôn giáo mới này ra sao? Ủng hộ hay phản đối? Tất cả đều đã được TS. Trương Anh Thuận đề cập rõ nét trong cuốn sách này. Bên cạnh đó, vì sao các nhà truyền giáo lại chọn lĩnh vực khoa học kỹ thuật như thiên văn học hay y học để “làm thân” với giới chức cầm quyền của hai quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, phải chăng có mục đích chính trị hay chỉ đơn thuần xuất phát từ mong muốn mượn sức mạnh từ họ để tiến hành quá trình “Thiên Chúa giáo hóa”? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về ấn phẩm để có được câu trả chính xác nhất!
Sách Thiên Chúa Giáo Và Khoa Học Kỹ Thuật Phương Tây Trong Xã Hội Việt Nam - Trung Quốc Thế Kỉ XVI-XVIII (Sách Chuyên Khảo) của tác giả TS. Trương Anh Thuận, có bán tại Sách Khai Trí với ưu đãi Bao sách miễn phí