Giới thiệu sách
Từ Hegel Đến Nietzsche - Cuộc Cách Mạng Tư Tưởng Thế Kỷ XIX
Karl Löwith (1897-1973) cùng với Hannah Arendt, Hans Jonas, và Herbert Marcuse đều là những học trò xuất sắc, và được đào tạo và dẫn dắt bởi một trong những triết gia Đức vĩ đại của thế kỷ XX là Martin Heidegger. Tuy nhiên, Karl Löwith cũng như những người còn lại tìm cách "phủ định" ông thầy của mình không chỉ về mặt chính trị mà cả về mặt triết học. Löwith được xem là một trong những triết gia sung mãn nhất thế kỷ XX, viết hơn 300 tác phẩm, trong đó nổi bật nhất là tác phẩm "Từ Hegel đến Nietzsche" diễn tả sự suy tàn của triết học cổ điển Đức.
Cuốn sách làm sống động cái thời đại cùng tư tưởng của những triết gia được liệt vào hàng kinh điển của nước Đức. Hegel nổi lên như người trung gian vĩ đại giữa các mặt đối lập, ông đã cố gắng và có lẽ đã xóa bỏ mọi căng thẳng giữa đức tin và lý trí, khách quan tính và tính chủ quan, cá nhân và nhà nước, lý thuyết và thực tiễn. Những triết gia hậu thế, đặc biệt là Marx và Kierkegaard, đã xé nát những gì Hegel đã vạch ra. Vào thời Nietzsche, thế giới quan của Hegel, cùng hầu hết mọi loại thế giới quan trong quá khứ, bị lung lay tận gốc, do đó Nietzsche buộc phải nỗ lực tái thiết và để rồi kết thúc cái thời đại ấy trong sự điên loạn của ông. Đây là một cuốn triết sử-sử triết kinh điển, đúng như tiêu đề của nó, đã tạo nên cuộc cách mạng tư tưởng thế kỷ 19, rất đáng đọc!
Trích dẫn sách Từ Hegel Đến Nietzsche - Cuộc Cách Mạng Tư Tưởng Thế Kỷ XIX
"Đối với Hegel, lịch sử triết học không phải là một quá trình song song hay ở bên ngoài thế giới, mà là “trung tâm của lịch sử thế giới”. Nhân tố chi phối cả hai là cái tuyệt đối trong hình thức của “tinh thần thế giới", bản chất của nó là sự vận động, và do đó là lịch sử. Tác phẩm của Hegel không chi bao gồm triết học lịch sử và lịch sử triết học, mà toàn bộ hệ thống của ông được định hướng về mặt lịch sử ở một mức độ chưa từng có ở bất kỳ triết học nào trước đây. [...] Hegel hoàn thành lịch sử của tinh thần theo nghĩa là sự hoàn thiện cuối cùng của nó, trong đó mọi thứ diễn ra từ trước đến lúc này hoặc mọi thứ đã được biết đến đều được thấu hiểu trong một thể thống nhất; nhưng ông hoàn thành nó cũng là một kết thúc theo nghĩa cánh chung, khi đó lịch sử của tinh thần cuối cùng được nhận thức. Và bởi vì bản chất của tinh thần là tự do hiện hữu với chính nó, nên tự do toàn vẹn đạt được với sự hoàn thành quá trình lịch sử của nó.”
“Nhưng vấn đề của sự vĩnh cửu chính là: làm thế nào để nó có nghĩa là hồi quy vĩnh cửu, được tìm thấy trong cách mà Nietzsche vượt lên “thời gian” với “con người”. Đó là một lối thoát khỏi lịch sử của Kitô giáo. Nietzsche gọi nó là cái “Tôi” – cuộc chinh phục chủ nghĩa hư vô" bắt nguồn tử cái chết của Thiên Chúa. Zarathustra là “người chiến thắng cả Thiên Chúa và hư vô”. Trên cơ sở mối liên hệ thiết yếu giữa “lời tiên tri” về su hoi quy vĩnh cửu và “lời tiên tri” về chủ nghĩa hư vô, lý thuyết của Nietzsche giả định hai mặt: đó là sự tự chinh phục của chủ nghĩa hư vô, trong đó “kẻ chiến thắng và kẻ bại trận” là một. Họ là một với tư cách là “ý chí kép” của Zarathustra, là “cái nhìn hai mặt” của Dionysus vào thế giới, và “thế giới không có hai mặt” của Dionysus [chi] là một ý chí, một cái nhìn và một thế giới"
Mục lục sách Từ Hegel Đến Nietzsche - Cuộc Cách Mạng Tư Tưởng Thế Kỷ XIX
Lời tựa cho ấn bản tiếng Việt - Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng
Lời tựa cho ấn bản Morningside - Hans-Georg Gadamer
Lời tựa cho ấn bản thứ nhất - Karl Löwith
PHẦN I: NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ LỊCH SỬ CỦA TINH THẦN ĐỨC TRONG THẾ KỶ XIX
Dẫn Nhập: Goethe Và Hegel
- 1. Ý tưởng của Goethe về hiện tượng sơ nguyên [Primary Phenomena] và sự thấu hiểu về cái tuyệt đối của Hegel
- a. Thống nhất về nguyên tắc.
- b. Khác biệt trong cách trình bày.
- 2. Hoa hồng và thập giá.
- a. Goethe phản bác sự kết nối lý tính và thập giá của Hegel
- b. Kết nối nhân loại với thập giá của Goethe.
- c. Ý nghĩa kiểu Luther về hoa hồng và thập giá.
- d. “Tôn giáo Kháng cách” của Hegel và Goethe.
- e. Chủ nghĩa ngoại giáo Kitô của Goethe và Kitô giáo triết học của Hegel
- f. Sự kết thúc của thế giới theo Goethe và Hegel
Nguồn Gốc Sự Phát Triển Tinh Thần Của Thời Đại Trong Triết Học Về Lịch Sử Tinh Thần Của Hegel
- I. Ý nghĩa “cánh chung” (eschatological) trong sự chung cuộc của lịch sử thế giới và tinh thần theo quan điểm của Hegel
- 1. “Bản thiết kế cánh chung” của lịch sử thế giới
- 2. Bản chất cánh chung của các hình thức tuyệt đối của tinh thần
a. Nghệ thuật và tôn giáo
b. Triết học
- 3. Sự giải hòa triết học với nhà nước và Kitô giáo của Hegel
- II. Hegel già, Hegel trẻ, Hegel-mới
- 1. Bảo tồn triết học Hegel của phái Hegel già
- 2. Lật đổ triết học Hegel bởi phái Hegel trẻ
a. L. Feuerbach (1804-1872)
b. A. Ruge (1802-1880)
c. K. Marx (1818-1883)
d. M. Stirner (1806-1856)
e. B. Bauer (1809-1882)
f. S. Kierkegaard (1813-1855)
g. Mối quan hệ của Schelling với phái Hegel trẻ
- 3. Tân trang triết học Hegel của những người theo trường phái Hegel-mới
- III. Giải trừ “những cái trung giới” của Hegel trong “lựa chọn duy nhất” của Marx và Kierkegaard
- 1. Phê phán chung về quan niệm của Hegel về hiện thực
- 2. Những khác biệt quan trọng giữa Marx và Kierkegaard
a. Marx
b. Kierkegaard
- 3. Phê phán thế giới tư bản chủ nghĩa và Kitô giáo được thế tục hóa
a. Marx
b. Kierkegaard
- 4. Sự phân ly với tư cách nguồn gốc của sự giải hòa của Hegel
Triết Học Về Lịch Sử Trở Thành Khát Vọng Về Sự Vĩnh Cửu
- IV. Nietzsche là triết gia của thời đại chúng ta và của sự vĩnh cửu
- 1. Đánh giá của Nietzsche về Goethe và Hegel
- 2. Quan hệ của Nietzsche với chủ nghĩa Hegel vào những năm 40 [của thế kỷ XIX]
- 3. Nỗ lực vượt qua chủ nghĩa hư vô của Nietzsche
- V. Tinh thần của thời đại và câu hỏi về sự vĩnh cửu
- 1. Tinh thần của các thời đại trở thành tinh thần của thời đại
- 2. [Quan niệm về] Thời gian và Lịch sử của Hegel và Goethe
a. Hiện tại với tư cách là sự Vĩnh cửu
b. Triết học về lịch sử của Hegel và quan điểm của Goethe về tiến trình của thế giới
PHẦN II: NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ LỊCH SỬ CỦA THẾ GIỚI TƯ SẢN – KITÔ GIÁO
- I. Vấn Đề Của Xã Hội Tư Sản
- 1. Rousseau: Tư sản và công dân
- 2. Hegel: Xã hội tư sản và nhà nước tuyệt đối
- 3. Marx: Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
- 4. Stirner: Cái “Tôi” cá nhân là cơ sở chung của con người tư sản và vô sản
- 5. Kierkegaard: Cái tôi tư sản – Kitô giáo
- 6. Donoso Cortes và Proudhon: Chế độ độc tài Kitô giáo từ bên trên và sự tái lập xã hội vô thần từ bên dưới
- 7. A. de Tocqueville: Sự phát triển của nền dân chủ tư sản thành chế độ chuyên chế dân chủ
- 8. G. Sorel: Nền dân chủ phi tư sản của giai cấp công nhân
- 9. Nietzsche: “Bầy người” và thủ lĩnh của nó
- II. Vấn Đề Lao Động
- 1. Hegel: Lao động là từ bỏ chính mình trong kiến lập thế giới
- 2. C. Rossler và A. Ruge: Lao động là chiếm hữu thế giới và giải phóng con người
- 3. Marx: Lao động là sự tự-tha hóa của con người trong một thế giới không phải của mình
a. Phê phán quan niệm cổ điển trừu tượng về lao động
b. Phê phán quan niệm trừu tượng về lao động trong triết học Hegel
- 4. Kierkegaard: Ý nghĩa của lao động đối với bản ngã
- 5. Nietzsche: Lao động là sự giải thể của sùng kính và chiêm nghiệm
- III. Vấn Đề Giáo Dục
- 1. Chủ nghĩa nhân văn chính trị của Hegel
- 2. Phái Hegel trẻ
a. Chính trị hóa giáo dục thẩm mỹ của Ruge
b. Quy giản giáo dục nhân văn và giáo dục khoa học của Stirner thành sự tự tỏ bày cá nhân
c. Phê phán của Bauer về sự sáo rỗng của “cái phổ biến”
- 3. J. Burckhardt bàn về thế kỷ giáo dục và G. Flaubert bàn về những mâu thuẫn của tri thức
- 4. Phê phán của Nietzsche về giáo dục, hiện tại và quá khứ
- IV. Vấn Đề Con Người
- 1. Hegel: Tinh thần tuyệt đối là bản chất phổ biến của con người
- 2. Feuerbach: Con người bằng xương bằng thịt là bản chất tối cao của con người
- 3. Marx: Giai cấp vô sản là khả năng của con người tập thể
- 4. Stirner: Cái “Tôi” cá nhân là Chủ sở hữu của Con người
- 5. Kierkegaard: Bản ngã cô đơn là một nhân tính tuyệt đối
- 6. Nietzsche: Siêu nhân là Sự siêu vượt của Con người
- V. Vấn Đề Kitô Giáo
- 1. Quan niệm Hegel về vị thế cao hơn của triết học so với tôn giáo
- 2. Strauss quy giản Kitô giáo thành huyền thoại
- 3. Feuerbach quy giản Kitô giáo vào bản chất của con người
- 4. Sự thay thế Kitô giáo bằng nhân tính của Ruge
- 5. Sự giải trừ Thần học và Kitô giáo của Bauer
- 6. Giải thích của Marx về Kitô giáo như là một thế giới suy đồi
- 7. Hủy diệt có tính hệ thống về thần thánh và con người của Stirner
- 8. Khái niệm nghịch lý về đức tin và sự công kích của Kierkegaard vào Kitô giáo đương thời
- 9. Phê phán đạo đức và văn minh Kitô giáo của Nietzsche
- 10. Phê phán chính trị của Lagarde đối với Giáo hội Kitô
- 11. Phân tích lịch sử của Overbeck về Kitô nguyên thủy và Kitô giáo lịch sử. 324
Tài liệu tham khảo
Niên biểu
Chú thích
Bảng trỏ (index)
Sách Từ Hegel Đến Nietzsche - Cuộc Cách Mạng Tư Tưởng Thế Kỷ XIX của tác giả Karl Lowith, có bán tại Sách Khai Trí với ưu đãi Bao sách miễn phí